Chi tiết tin tức Chi tiết tin tức

GIẢNG DẠY THỂ NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TẠI - KHỞI ĐẦU CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

|
查看数次:
Trường THPT Lý Thường Kiệt vừa chính thức triển khai giảng dạy thể nghiệm môn Giáo dục địa phương cho lớp 12, một bước đi mới theo hướng chỉ đạo của Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng. Chương trình này nằm trong khuôn khổ chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, nhằm mục đích trang bị cho học sinh kiến thức sâu rộng về văn hóa và lịch sử địa phương, từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương và nâng cao ý thức ứng dụng thực tiễn.

 

      Căn cứ theo công văn số 389/SGDĐT-GDTrH&GDTX và kế hoạch số 81/KH-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang, Sở đã phân công Trường THPT Lý Thường Kiệt tổ chức giảng dạy thể nghiệm môn Ngữ văn lớp 12 với chủ đề "Kí Bắc Giang" và bài học "Những dòng nước huyền thoại" của nhà văn Nguyễn Thị Thu Hà. Sự kiện diễn ra ngày 11/04/2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giáo viên và chuyên gia từ các trường trong cụm Thị xã Việt Yên.

        Được sự phân công của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, ngày 11/04/2024 tại trường THPT Lý Thường Kiệt đã diễn ra buổi dạy thể nghiệm chương trình Giáo dục địa phương môn Ngữ văn lớp 12. Đồng chí Nguyễn Thị Hiền đã phối hợp với tổ chuyên môn Ngữ văn xây dựng Kế hoạch bài dạy thể nghiệm chủ đề Kí Bắc Giang, bài học “Những dòng nước huyền thoại” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Hà.

         Đến dự và chỉ đạo buổi dạy thể nghiệm có đại diện Phòng GDTrH-GDTX, Sở GDĐT, đồng chí: Ngụy Thị Bình- chuyên viên Sở GDĐT Bắc Giang.

         Đại diện các trường trong cụm Thị xã Việt Yên mỗi đơn vị ba giáo viên: gồm trường THPT Việt Yên số 1, Trường THPT Việt Yên số 2, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và THPT Thân Nhân Trung.

         Trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức tại trường THPT Lý Thường Kiệt là đồng chí Nguyễn Hồng Phúc - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, đồng chí Trần Hữu Hiền- Phó bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng nhà trường; đồng chí Dương Thị Minh Hải- Phó hiệu trưởng nhà trường.

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền trong tiết dạy thể nghiệm GDĐP tại lớp 11a4

       Mở đầu tiết hoc, cô Nguyễn Thị Hiền đã tạo ra không khí tự nhiên, sôi nổi và đưa học sinh đắm chìm vào không gian văn hóa đậm sắc màu của vùng đất Bắc Giang bằng  tiếng hát ca ngợi vẻ đẹp đất và người Bắc Giang.

        Suốt tiết học, cô Hiền vận dụng rất linh hoạt, hiệu quả các phương pháp mới như trò chơi “Đi tìm nhà thông thái của lớp” với ứng dụng Blooket, báo cáo các dự án học tập, làm việc cặp đôi, cá nhân, kĩ thuật  khăn trải bàn…Đặc biệt cô giáo đã khéo léo kết hợp hai hình thức dạy học trực tuyến và trực tiếp thông qua ứng dụng Zalo, patlet…mang đến cảm giác mới mẻ, thú vị, thu hút học sinh vào bài học, phát huy tối đa phẩm chất, năng lực học sinh.

Học sinh tham gia trò chơi “Đi tìm nhà thông thái của lớp” qua ứng dụng Blooket

Tiết mục “Gửi về quan họ”của cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền khép lại giờ học tạo dư vị ngọt ngào, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng học sinh và giáo viên dự giờ.

         Sau tiết dạy, các giáo viên dự giờ tích cực thảo luận góp ý cho nội dung bài học, phương pháp, kỹ thuật tổ chức dạy học và tài liệu giảng dạy  để đưa vào thực hiện trong năm học 2024-2025. Trong đó Chuyên Viên Sở GDĐT và các giáo viên tham gia dự giờ đều đánh giá rất cao tiết dạy của cô Nguyễn Thị Hiền. Thầy Hoàng Hoài Nam- Tổ trưởng tổ Ngữ văn trường THPT Việt Yên số 1 chia sẻ: Tiết dạy của cô Hiền được chuẩn bị rất công phu, chu đáo, thiết kế khoa học, các bước lên lớp được thực hiện nhịp nhàng, vận dụng hiệu quả nhiều phương pháp mới mang lại sự thú vị. Đặc biệt cô đã tạo ra được không gian học tập đầy sắc màu văn hóa và duy trì trong suốt buổi học dài. Thầy cũng rất ấn tượng với giọng văn truyền cảm, cách dẫn dắt hợp lí, và năng lượng tích cực của cả cô và trò.

       Đồng chí Ngô Thị Thanh Phúc- Tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường THPT Việt Yên số 2 cũng đồng quan điểm với thầy Hoàng Hoài Nam, ngoài ra đồng chí còn đánh giá rất cao năng lực hợp tác, khả năng làm việc cá nhân và làm việc dự án của học sinh nhà trường.

       Đại diện trường THPT Thân Nhân Trung và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tham gia ý kiến góp ý, thảo luận về nội dung tiết học và chất lượng tài liệu bộ môn.

       Đồng chí Dương Thị Minh Hải- Phó hiệu trưởng trường THPT Lý Thường Kiệt, đại diện cho BGH nhà trường và đồng chí Nguyễn Thị Mai Liễu đại diện cho tổ chuyên môn đã tiếp thu các ý kiến góp ý để tiếp tục chỉ đạo đồng chí Nguyễn Thị Hiền và tổ Ngữ văn bổ sung vào kế hoạch bài dạy.

       Trong buổi thảo luận, đồng chí Ngụy Thị Bình- đại diện Sở GDĐT đã lắng nghe các ý kiến đóng góp cùng  những băn khoăn, trăn trở, khúc mắc trong quá trình thực hiện nội dung Giáo dục địa phương và  có ý kiến phát hiểu, chỉ đạo các đơn vị về việc tiếp tục hoàn thiện tài liệu, tổ chức thực hiện giảng dạy bộ môn Giáo dục địa phương sao cho phù hợp tình hình thực tiễn của đơn vị nhằm đạt được mục tiêu môn học.

Đồng chí Ngụy Thị Bình chủ trì buổi thảo luận sau tiết dạy thể nghiệm và đại diện các tổ chuyên môn trong cụm Việt Yên trong tiết dự giờ thể nghiệm môn Giáo dục địa phương

Đại diện Sở GDĐT và các thầy cô giáo tham gia tiết dạy thể nghiệm Giáo dục địa phương môn Ngữ văn 12

        Buổi giảng dạy kết thúc thành công tốt đẹp với những đánh giá cao từ phía các chuyên viên và giáo viên dự giờ. Những góp ý và thảo luận sau buổi học đã mở ra những hướng đi mới cho việc tiếp tục hoàn thiện tài liệu giảng dạy và phương pháp tổ chức lớp học, đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực học sinh trong thời gian tới.

       Với sự nỗ lực này, môn Giáo dục địa phương tại trường THPT Lý Thường Kiệt hứa hẹn sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách, kiến thức văn hóa, và năng lực ứng xử thực tiễn cho học sinh, góp phần vào thành công chung của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

                                                                      Người đưa tin: Trần Thị Yên

    

Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024 -2025

|
查看数次:

HOẠT ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN NĂM 2024

|
查看数次:
Hiến máu tình nguyện là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, lòng thương yêu đồng loại “Một người vì mọi người”. Mỗi giọt máu chúng ta cho đi đều mang theo niềm tin, niềm hi vọng tiếp thêm sức mạnh cho những bệnh nhân đang đấu tranh sinh tồn. Để góp phần cứu sống người bệnh, mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần tình nguyện tham gia hiến máu cứu người khi có thể.

 

 

          Thực hiện Cv số 839/ BCĐ về việc tổ chức hiến máu hưởng ứng “Chiến dịch những giọt máu hồng” 2024 của Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện thị xã Việt Yên, trong hai ngày 3/4 và 4/4  năm 2024, BCH CĐ trường THPT Lý Thường Kiệt đã tổ chức cho CB GVNV nhà trường tham gia hoạt động hiến máu.

         Hiểu được rằng, máu là món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Có máu đầy đủ cơ thể chúng ta mới tồn tại và khỏe mạnh, nhưng có hàng trăm ngàn người vì nhiều lý do sức khỏe khác nhau đang rất cần đến máu để chữa trị bệnh tật và duy trì sự sống. Hơn nữa, hiến máu không chỉ cứu người mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe người hiến máu như làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch, làm cho tinh thần sảng khoái hơn, ăn ngủ ngon hơn. ... Đặc biệt, những người hiến máu còn được xã hội tôn vinh và được sự quan tâm ưu tiên nếu như sau này cần đến máu trong chữa bệnh của bản thân. Từ những nhân thức đúng đắn đó, CBGVNV nhà trường đều tích cực hưởng ứng chiến dịch, tạo ra phong trào tình nguyện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

           Thông qua hoạt động sàng lọc đã có 25 CBGVNV được tư vấn và kiểm tra sức khỏe. Kết quả có nhiều CBGVNV đủ điều kiện tham gia hiến máu. Sau đây là một số hình ảnh tại Chiến dịch hiến máu tình nguyện năm 2024 của trường THPT Lý Thường Kiệt:

Cô Nguyễn Thị Thư - Nhân viên văn phòng, thư viện nhà trường- một trong những cá nhân sôi nổi nhất trong phong trào hiến máu tình nguyện. Cô từng nhiều lần tham gia hiến máu và tích cực vận động, tuyên truyền đến đảng viên trong chi bộ và quần chúng về những lợi ích khi tham gia hiến máu.

          Hình ảnh cô giáo Lê Thị Hồng Duyên- Giáo viên Lịch sử trong chiến dịch hiến máu tình nguyện năm 2024. Cô là hình ản sinh động nhất về tinh thần hiến máu cứu người, nhiều năm liền cho đi những giọt máu hồng với niềm tin mãnh liệt “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.

 

Giấy chứng nhận hiến máu của cô giáo Trịnh Thị Sinh- Giáo viên Ngữ Văn của trường THPT Lý Thường Kiệt


         Thầy giáo Nguyễn Đức Hùng Sơn- Giáo viên thể dục, tổ Thể dục- Quốc phòng trường THPT Lý Thường Kiệt trong buổi hiến máu tình nguyện ngày 04/04/2024. Không chỉ say mê, nhiệt huyết trong công tác chuyên môn mà thầy còn luôn lan toả tinh thần hăng hái, tình nguyện, tiên phong trong các hoạt động cộng đồng nhất là trong phong trào hiến máu tình nguyện. Năm 2024 ghi nhận là năm thứ 10 tham gia hiến máu tình nguyện của thầy Sơn. Thầy chia sẻ: “Mỗi khi tham gia hiến máu, tôi cảm thấy rất vinh dự, tự hào, thấy mình sống có trách nhiệm và ý nghĩa hơn”.

         Ngoài ra, trong đợt hiến máu này, còn nhiều cá nhân sôi nổi, tích cực khác đều rất đáng ghi nhận và biểu dương như cô Đoàn Thị Vân Yên, cô Hoàng Thị Thuỷ, Phan Thị Hiến, Nguyễn Thị Oanh, thầy Vũ Hùng Cường…và nhiều thầy cô khác.

         Như vậy, Chiến dịch hiến máu tình nguyện lần thứ nhất năm 2024 đã khép lại với nhiều kết quả tốt đẹp. Mỗi cá nhân theo một cách khác nhau đã và đang góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Hoạt động đã ghi nhận hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mỗi cán bộ GV NV nhà trường hãy tiếp tục phát huy truyền thống nhân ái, thương người như thể thương thân, bằng hành động thiết thực nhất, thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng.

                                                                                Người đưa tin: Trần Thị Yên                 

ĐAU MẮT ĐỎ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

|
查看数次:

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi rút Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ:

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Triệu chứng thường gặp là người bị bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.

Đường lây bệnh:

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:

- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút.

- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.

- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.

- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.

- Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay… những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ:

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Các biện pháp cụ thể mọi người cần thực hiện như sau:

Khi không có dịch:

- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.

- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

- Không dùng tay dụi mắt.

Khi đang có dịch đau mắt đỏ:

Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thực hiện thêm các biện pháp sau:

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.

- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.

- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.

- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…

- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Cách xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:

- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.

- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).

- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.

- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.

- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...

- Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

                                                                                           Nhân viên y tế

 

                                                                 Nguyễn Thị Tuyết

THÔNG TIN TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - BẮC GIANG NĂM 2024

|
查看数次:

 

CÚM A: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

|
查看数次:
Cúm A là mội loại cúm mùa, có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

 

Cúm A là gì?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh. 

Cúm A thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và gây ra đại dịch vì virus cúm A thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành chủng mới từ cúm mùa này sang cúm mùa khác. Vì thế, việc tiêm vacxin phòng cúm phải được tiêm nhắc lại mỗi năm để đảm bảo có hiệu quả với chủng cúm mới. Virus cúm A thường lây lan trên động vật như gà, chim, lợn, động vật có vú,… và có thể nhanh chóng lây sang người. (1)

Triệu chứng cúm A

Các dấu hiệu của cúm A thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể. Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.

Bệnh nhân cúm A diễn biến nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên các vấn đề về tim mạch. Rất khó phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus  khác, nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai thì cần theo dõi kĩ vì trong một số trường hợp biến chứng của cúm A có thể gây tử vong. (2)

Nguyên nhân gây cúm A

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn kèm theo virus thoát ra ngoài có thể tiếp cận người khác và lây truyền bệnh bằng việc hít phải hoặc chạm phải đồ vật có virus.

Ngoài ra, một người có thể bị nhiễm cúm A khi:

  • Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh (ly, chén, muỗng, khăn, quần áo,…) hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà (nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng.
  • Tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm,… cũng có thể lây bệnh
  • Tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở,… cũng là điều kiện để virus lây lan nhanh chóng.

Virus cúm A lây lan qua giọt bắn giữa người với người

Virus cúm A lây lan như thế nào?

Cảm cúm là một trong những căn bệnh rất dễ lây lan trực tiếp vì tốc độ phát triển của virus nhanh chóng. Bệnh nhân bị cúm A có thể lây lan sang người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp có chứa virus cúm từ khoảng cách xa 2m. Các chuyên gia, bác sĩ cho rằng virus cúm A phát tán chủ yếu bởi các phân tử nước khi người bệnh hắt hơi, ho, những giọt nước bắn vào không khí, sau đó vô tình rơi vào miệng, mũi của những người xung quanh. Nếu người bệnh nói chuyện với người đối diện mà không mang khẩu trang, virus cúm cũng dễ dàng thoát ra và bám vào vật chủ khác. Ngoài ra, khi người bệnh ho, hắt hơi, giọt bắn chứa virus có thể bám vào bề mặt các đồ vật và tồn tại đến 48 giờ, khi đó người khác chạm vào các đồ vật đó sẽ bị lây bệnh. 

Các chủng loại virus cúm A

Cúm A/H1N1

Cúm A/H1N1 hay từng được gọi là “cúm lợn” bởi các nhà khoa học, nghiên cứu cho rằng chủng này có nguồn gốc từ lợn. Tuy nhiên, chủng virus này kết hợp từ nhiều nguồn gốc: lợn, chim, người. Tuy không gây nguy hiểm như các loại cúm A khác như A/H5N1 hay A/H7N9, nhưng cúm A/H1N1 có thể gây viêm phổi nặng, bội nhiễm, suy đa tạng hoặc thậm chí là tử vong. (3)

Loại vi-rút này lây lan từ người sang người, giống như cách virus cúm thông thường theo mùa lan truyền. Virus này tạo ra bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, lây truyền qua nhiều đường, đặc biệt là đường hô hấp. Người mắc bệnh sẽ có khả năng lây truyền cho người khác từ trước 1 ngày đến 7 ngày sau khi có triệu chứng bệnh. Thời gian bác sĩ khuyến cáo điều trị là trong vòng 5 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. 

Cúm A/H1N1 rất nguy hiểm do khả năng lây lan nhanh và mạnh

Cúm A/H5N1

Cúm A/H5N1 hay còn gọi là cúm gia cầm bởi virus kí sinh trên các tế bào ruột ở gia cầm như gà, vịt, các loài chim di cư. Kể từ năm 1997, các đợt bùng phát dịch cúm này đã gây nhiễm và làm giết chết hàng triệu gia cầm. Ngoài ra, loại cúm này còn gây chú ý khi biến chủng có thể tự thay đổi và gây nên đại dịch toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh cáo mầm bệnh đang tiếp tục gia tăng ở các khu vực lưu hành và gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng như sức khỏe con người. 

Virus cúm A/H5N1 lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc giữa người với bất kỳ bộ phận nào của gia cầm (bao gồm phân và lông). Sự lây truyền có thể thông qua tiếp xúc trực tiếp như lây từ người sang người; tiếp xúc với gia cầm hoặc các đồ vật có dính phân của gia cầm bị nhiễm bệnh; ăn thịt các gia cầm bị bệnh không được nấu chín kỹ; chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ các loại gia cầm bị bệnh không đảm bảo vệ sinh.

Cúm A/H5N1 đã giết chết hàng triệu gia cầm gây khó khăn cho nền kinh tế thế giới

Cúm A/H3N2

Cúm A/H3N2 hiện là một rong bốn loại cúm màu nguy hiểm nhất, người bệnh sẽ không nguy hiểm đến tính mạng vì cúm nhưng sẽ tử vong vì biến chứng của cúm. H3N2 là một chủng phân nhóm của virus cúm A, có thể lây nhiễm cho chim, lợn và người. Khi lây nhiễm virus này thường thay đổi thành nhiều chủng khác nhau. 

Virus cúm A/H3N2 là chủng khá phổ biến, thường xảy ra ở các đợt cúm mùa quanh năm. Tuy nhiên, theo thống kê, dịch cúm thường lan rộng vào mùa thu và đạt đỉnh điểm ở mùa đông. Loại virus này cũng có khả năng lây nhiễm cao và truyền trực tiếp rất nhanh từ người sang người thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc. Cúm A/H3N2 thường ủ bệnh 2 ngày và có các triệu chứng tương tự với các loại cúm khác. Khi có triệu chứng phổ biến như ho, hắt hơi, chảy mũi,… không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Cúm A/H7N9

Virus H7N9 được xem là một chủng của virus cúm A, thường tìm thấy ở gia cầm, chim và thủy cầm. Nguồn truyền nhiễm chính của virus cúm A/H7N9 được xác định là ở các loại gia cầm sống gần người, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng nó cũng tồn tại trên các loài chim hoang dã và thủy cầm. Đặc biệt của loại cúm này là rất ít biểu hiện bệnh ở các loài gia cầm, nên cơ hội phát hiện và xử lý rất thấp, làm tăng khả năng lây nhiễm rộng hơn. (4)

Chủng A/H7N9 được nhận định là chủng có độc lực cao, tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch và nên được theo dõi chặt chẽ. Tương tự các loại cúm A khác, cúm A/H7N9 thường ủ bệnh trong 1-4 ngày và thời gian lây truyền bệnh từ 1-2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng. 

Virus A/H7N9 gây bệnh ở nhiều động vật khác nhau và có khả năng tồn tại, phát triển trong thịt, trứng của các loại gia cầm, thủy cầm chưa được nấu chín, các loại chất thải, nhất là chất thải lòng. Chủng này chủ yếu lây cho gia cầm là chính, nhưng cũng có thể lây cho người. Bệnh cúm lây nhiễm thường là từ gia cầm sang người do tiếp xúc và sử dụng sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh như thịt, phủ tạng, trứng của gà nhiễm bệnh, hoặc lây gián tiếp qua không khí, hay sử dụng thức ăn, nước, dụng cụ vận chuyển, dụng cụ giết mổ, chế biến thực phẩm, quần áo bị ô nhiễm virus từ dịch hô hấp, phân của gà bị nhiễm. Một vài trường hợp lây từ người sang người vẫn đang được nghiên cứu làm rõ.

Đối tượng nào dễ bị cúm A?

Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý có nguy cơ mắc cao và diễn tiến nặng hơn:

  • Trẻ em < 5 tuổi, trong đó trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất
  • Người lớn >65 tuổi
  • Những người có bệnh mãn tính: Tiểu đường, tim phổi, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh, động kinh,…
  • Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Biến chứng bệnh cúm A

Cúm A thường tiến triển không quá nặng, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh lý về tim mạch, hô hấp hoặc các trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường sẽ trở nặng, có thể gây tử vong.

Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim, đái tháo đường,…

Ngoài ra, bệnh còn gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái. Với phụ nữ mang thai, nếu mắc cúm A có thể gây biến chứng viêm phổi và sẩy thai. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao.

Cách chẩn đoán cúm A

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm A thường là nuôi cấy virus, chẩn đoán huyết thanh học, xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên, phản ứng chuỗi men RT-PCR, miễn dịch huỳnh quang.

  • RT-PCR: Đây là phương pháp khá chuẩn xác để kiểm tra và phân loại virus cúm. Đối với phương pháp này trong vòng 4-6 giờ cho kết quả chính xác nhất. Hiện tại thường dùng xét này để chẩn đoán nhiễm cúm .
  • Miễn dịch huỳnh quang: Có hiệu quả thấp hơn RT-PCR nhưng cho kết quả nhanh chỉ sau vài giờ nhận mẫu bệnh phẩm.
  • Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Có kết quả sau 10-15 phút nhưng không chính xác như các loại xét nghiệm cúm khác, do đó khi xét nghiệm cho kết quả âm tính, người bệnh vẫn có thể bị cúm. Thêm nữa, hiệu suất xét nghiệm còn tùy thuộc vào độ tuổi, thời gian mắc bệnh và chủng virus. 
  • Phân lập virus: Tuy không phải xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian bệnh cúm hoạt động nên thực hiện trên những mẫu bệnh phẩm có được, thường ít làm trên lâm sàng vì đòi hỏi phòng vi sinh hiện đại.
  • Xét nghiệm huyết thanh: Phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thường không phổ biến để phát hiện virus cúm ở người nhằm điều trị bệnh.

Độ nhạy và đặc hiệu của các xét nghiệm còn tùy thuộc vào phòng xét nghiệm, loại xét nghiệm sử dụng, loại bệnh phẩm và chất lượng bệnh phẩm. Bên cạnh các xét nghiệm đó, việc chẩn đoán bệnh còn dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và đặc điểm dịch tễ học.

Xem thêm: Cúm A ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Điều trị cúm A

Đa số các loại cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm A, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ, chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng cần phải cấp cứu kịp thời.

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị cúm A như sau:

Điều trị tại nhà

  • Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  • Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước, ăn uống chế độ hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế uống nước lạnh.
  • Tắm nước ấm, mặc quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
  • Trong thời gian đó, người bệnh nên hạn chế ra ngoài những nơi công cộng hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có thì phải mang khẩu trang y tế.

Điều trị tại cơ sở y tế

  • Những trường hợp tiến triển nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời cấp cứu và điều trị để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.
  • Thuốc được chỉ định để điều trị cúm A không biến chứng cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn là Tamiflu. Nếu thuốc được dùng trong 48 giờ, thời gian điều trị sẽ rút ngắn còn 1-3 ngày. Các trường hợp biến chứng nặng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị cùng các loại thuốc kháng sinh khác.
  • Lưu ý thuốc Tamiflu không phải là thuốc đặc trị chữa cúm A mà chỉ là thuốc hỗ trợ điều trị, do đó hiệu quả tối đa nhất khi sử dụng trong vòng 24 giờ. 

Phòng ngừa cúm A

Có rất nhiều biện pháp phòng ngừa cúm A cho trẻ em và người lớn, tuy nhiên Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm: Nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà bông tiệt trùng sau khi cầm nắm đồ vật hoặc đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc người nghi mắc cúm, tránh tập trung nơi đông người trong mùa dịch.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với dung dịch sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
  • Tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch.

Tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng tránh cúm an toàn nhất

HƯNG PHẤN VÀ CẢM XÚC TRONG HỘI THI “TIẾNG HÁT NHÀ GIÁO, NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH BẮC GIANG NĂM 2024

|
查看数次:

 

      Tại Hội trường Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bắc Giang, ngày 25 tháng 4 năm 2024 đã diễn ra Hội thi “Tiếng hát nhà giáo, người lao động ngành Giáo dục tỉnh Bắc Giang năm 2024” với sự tham gia của đông đảo các thí sinh đến từ nhiều đơn vị công đoàn giáo dục các trường THPT, TTGDHN-GDTX trên địa bàn tỉnh. Sự kiện này không chỉ là một phần trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam( 28/07/1929-28/07/2024) mà còn là dịp để mọi người cùng nhau ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc và ngành nghề của mình.

       Phát biểu tại buổi khai mạc, đại diện tổ chức công đoàn tỉnh cho biết, mục đích của hội thi là nhằm duy trì và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ trong đội ngũ nhà giáo và người lao động, đồng thời góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong dạy học và lao động sản xuất. Đặc biệt, hội thi còn là cơ hội để các nhà giáo và người lao động thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những giá trị tinh thần mà Đảng và Bác Hồ đã cống hiến cho dân tộc.

         Sau lễ khai mạc diễn ra vào lúc 7h15, các thí sinh bắt đầu bước vào phần thi chính thức. Mỗi thí sinh lần lượt trình diễn các tiết mục đã được bốc thăm trước đó, với thể loại đơn ca, mang đến một bữa tiệc âm nhạc đầy màu sắc và cảm xúc.

Trong số các thí sinh, cô giáo Nguyễn Thu Huyền trường THPT Lý Thường Kiệt đã thực sự nổi bật với hai tiết mục "Con đường tâm linh" và "Em là cô giáo vùng cao". Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện và cách truyền tải cảm xúc sâu sắc, cô đã chinh phục hoàn toàn ban giám khảo lẫn khán giả, giành giải Nhất của hội thi.

Cô giáo Nguyễn Thu Huyền trong ca khúc “Con đường tâm linh”

Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn Giáo dục tỉnh trao giải Nhất cho thí sinh Nguyễn Thu Huyền (thứ 2 từ trái sang) và thí sinh Phí Thị Loan.

        Bên cạnh đó, thầy giáo Nguyễn Văn Quân cũng đã để lại dấu ấn đậm nét với hai tiết mục "Dấu chân phía trước" và "Bài ca người giáo viên nhân dân". Giọng hát trầm ấm và phong cách trình diễn giàu cảm xúc của thầy đã giúp thầy giành giải Khuyến khích, nhận được nhiều tình cảm yêu mến từ khán giả.

Thầy giáo Nguyễn Văn Quân và dàn hát bè trong tiết mục “Dấu chân phía trước” đạt khải khuyến khích của Hội thi

Đội thi Công đoàn trường THPT Lý Thường Kiệt chụp ảnh lưu niệm cùng đồng chí Nguyễn Văn Khanh- Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Bắc Giang

         Hội thi năm nay cũng trao tổng cộng 4 giải Nhì, 6 giải Ba, và 10 giải Khuyến khích cho các thí sinh có màn trình diễn xuất sắc khác. Mỗi tiết mục đều mang một thông điệp riêng, phản ánh lòng yêu nghề, tâm huyết và niềm tự hào của người lao động ngành Giáo dục.

        Kết thúc hội thi, không khí của buổi lễ vẫn còn đọng lại rất lâu trong tâm trí mỗi người tham dự. Sự kiện không chỉ là một ngày hội ngộ của âm nhạc mà còn là dịp để mọi người cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, và những trải nghiệm trong nghề nghiệp. Nó cũng là lời nhắc nhở về sự đóng góp không ngừng của các nhà giáo dục đối với sự nghiệp “trồng người”, cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn trong việc hỗ trợ và phát triển đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động.

        Phong trào này không chỉ giúp cải thiện đời sống tinh thần mà còn là dịp để mọi người trong ngành được giao lưu, học hỏi và tìm kiếm nguồn cảm hứng mới trong công việc và cuộc sống. Chính vì vậy, sự kiện Hội thi “Tiếng hát nhà giáo, người lao động ngành Giáo dục tỉnh Bắc Giang  năm 2024” là cần thiết và ý nghĩa, góp phần xây dựng một đội ngũ nhà giáo đầy nhiệt huyết và sáng tạo, sẵn sàng đương đầu với những thách thức của thời đại mới.

 

                                                                                     Người đưa tin: Trần Thị Yên

LỄ KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH NGOẠI KHÓA VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN CỨU HỘ TẠI TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC 2023-2024

|
查看数次:
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nâng cao kiến thức và kỹ năng về PCCC&CNCH cho cán bộ, giáo viên, học sinh, đồng thời thúc đẩy hoạt động trải nghiệm STEM trong nhà trường gắn việc học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức được học để giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế liên quan đến công tác PCCC và CNCH.

 

 Sáng ngày 26/03/2024 trường THPT Lý thường Kiệt đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024) và hoạt động ngoại khóa về công tác PCCC và CNCH năm học 2023-2024.

Tới dự buổi Lễ  kỷ niệm có sự tham dự và phối hợp của Trung uý Dương Đăng Việt, Trung sỹ Nguyễn Đức Huân và Trung sỹ Trần Văn Viên đến từ phòng cảnh sát PCCC công an tỉnh Bắc Giang.

Về phía nhà trường, có sự hiện diện của thầy giáo Nguyễn Hồng Phúc- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, thầy Trần Hữu Hiền- phó Hiệu trưởng nhà trường, cô Dương Thị Minh Hải- phó Hiệu trưởng nhà trường và sự có mặt đông đủ của tất cả CB, GV, NV nhà trường cùng 1.148 em học sinh toàn trường.

Mở đầu Lễ kỷ niệm là tiết mục đồng diễn dân vũ sôi động trên nền nhạc “Những trái tim Việt Nam” của 200 học sinh đại diện cho học sinh toàn trường. Sau đó, đồng chí Nguyễn Thị Liên-  Bí thư Đoàn trường đã đọc diễn văn ôn lại truyền thống 93 năm vẻ vang của Đoàn TNCS HCM. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí bí thư đoàn trường đã ghi nhận các cá nhân, tập thể đã hăng hái thi đua học tập, tham gia sôi nổi, hiệu quả các hoạt động lập thành tích, chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các hoạt động của phong trào tháng thanh niên. Nhờ vậy, trường THPT Lý Thường Kiệt đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về công tác bổi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ, về ý thức chấp hành chủ trương đường lối, chỉ thị của cấp trên,vượt qua hoàn cảnh khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ như đồng chí Nguyễn Thị Liên, Trịnh  Thị Sinh, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thuý Hạnh, Hoàng Nam Ninh, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Khánh Linh, Nguyễn Thị Hồng Vân, Ngô Thị Hường…Học sinh nghiêm túc chấp hành tốt nội quy, quy định cuả nhà trường, phấn đấu học tập đạt thành tích cao trong phong trào của đoàn trường, trong các cuộc thi học sinh giỏi, thi khoa học kĩ thuật, thể dục thể thao các cấp như học sinh Đỗ Danh Quang Khải lớp 12A7 giải nhì môn địa lý; học sinh Nguyễn Thị Ly lớp 12A5 giải ba môn địa lý; học sinh Nguyễn Văn Quân 12a1 giải ba môn vật lý; học sinh Phạm Thị Thơm lớp 12a4 giải ba môn giáo dục công dân… trong kì thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2023-2024. Các đồng chí chính là những tấm gương sáng cho các đoàn viên toàn trường học tập, noi theo.

              ( Đồng chí Nguyễn Thị Liên -Bí thư đoàn trường đọc Diễn văn kỷ niệm tại buổi lễ)

Tiếp theo chương trình là những lời phát biểu đầy ý nghĩa sâu sắc của thầy Nguyễn Hồng Phúc- Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường về những tấm gương thanh niên tiêu biểu trên toàn quốc. Từ đó, thầy động viên các đoàn viên thanh niên nói riêng và toàn thể học sinh dưới mái trường THPT Lý Thường Kiệt tiếp tục cố gắng vươn lên để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của nhà trường và quê hương Tổ quốc.

 

( Đồng chí Nguyễn Hồng Phúc – Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường phát biểu chỉ đạo)

Trong xã hội hiện đại ngày nay, công tác PCCC và CNCH đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội.

Vì vậy, được sự nhất trí của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên  phối hợp với tổ tự nhiên trường THPT Lý Thường Kiệt và  công an phòng PCCC  tỉnh Bắc Giang đã long trọng tổ chức ngoại khoá nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về PCCC&CNCH cho cán bộ, giáo viên, học sinh.

 

(Các đồng chí công an Phòng CS PCCC Tỉnh  tuyên truyền, hướng dẫn kĩ thuật PCCN cho toàn trường)

Hoạt động ngoại khoá về công tác PCCC- CNCH đã diễn ra vô cùng sôi nổi, hấp dẫn nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường. Đầu tiên,là phần tuyên truyền, chia sẻ thông tin về công tác phòng chống cháy nổ của đồng chí Dương Đăng Việt dành cho toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh trong trường.Tiếp theo chương trình là phần thi lý thuyết: Tìm hiểu về kiến thức và kỹ năng PCCC và CNCH với 15 câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án, mỗi câu lựa chọn 01 đáp án đúng, Phần thi này được thực hiện online trên nền tảng AZOTA. Kết thúc phần thi lý thuyết, ban tổ chức chương trình đã trao 10 giải thưởng cho 08 bạn học sinh và 02 đồng chí cán bộ, giáo viên đã hoàn thành xuất sắc bài dự thi.

                        ( Cán bộ giáo viên và học sinh tham gia phần thi lý thuyết về PCCC và CNCH)

                                   ( HS tham gia phần thi thực hành PCCC và CNCH)

                    (Học sinh tương tác câu hỏi tìm hiểu và rèn kỹ năng về PCCC và CNCH)

Sau phần thi lý thuyết diễn ra rất sôi nổi và căng thẳng, phần thi thứ 2 cũng vô cùng hấp dẫn, thú vị kịch tính. Đó là phần thi thực hành về công tác PCCC.

Phần thi này dành cho khối 10 và 11. Mỗi lớp cử ra 1 nam, một nữ: chạy zic zac, chạy vượt rào tiếp sức di chuyển thoát nạn và cứu người trong môi trường có nhiều khói khí độc, và dập 2 đám cháy bằng chăn và bằng bình cứu hỏa.

( Hình ảnh Ban Tổ chức trao thưởng cho học sinh tại buổi ngoại khoá)

Kết thúc buổi ngoại khoá đầy ý nghĩa và cảm xúc, các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường và các đồng chí công an phòng PCCC trao 01 giải nhất, 01 giải nhì 01 giải ba và 02 giải khuyến khích cho các lớp 10, 11 tham gia xuất sắc các phần thi.      

Chương trình lễ kỉ niệm 93 năm ngày thành lập đoàn thanh niên và buổi ngoại khoá về công tác PCCC và CNCH của trường THPT Lý Thường Kiệt đã khép lại, nhưng những ý nghĩa tích cực của chuỗi các hoạt động trong buổi lễ cũng như hoạt động của các đoàn viên thanh niên của nhà trường thì vẫn tiếp tục đúng với tinh thần “ đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Người đưa tin: Trịnh Thị Sinh- giáo viên trường THPT Lý Thường Kiệt

 

 

 

HỘI NGHỊ TƯ VẤN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP; KỸ NĂNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM

|
查看数次:
Sáng ngày 13/11/2023, trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức thành công Hội nghị tư vấn định hướng nghề nghiệp và kĩ năng tìm kiếm việc làm cho học sinh.

 

Tới dự hội nghị, về phía Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang có ông Trần Văn Quảng- Trưởng phòng tư vấn và giới thiệu việc làm cùng các đồng chí trong đoàn tư vấn. Về phía các doanh nghiệp có chức năng tư vấn, định hướng nghề nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có sự hiện diện của ông Hoàng Văn Tân- đại diện Học viện kỹ thuật hàng không Việt Nam. Đồng thời, hội nghị còn có sự tham dự của Thường trực Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của nhà trường. Về phía nhà trường, có sự hiện diện của thầy giáo Nguyễn Hồng Phúc- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, thầy Trần Hữu Hiền- phó Hiệu trưởng nhà trường, cô Dương Thị Minh Hải- phó Hiệu trưởng nhà trường và sự có mặt đông đủ của 27 thầy, cô giáo viên chủ nhiệm cùng 1.151 em học sinh của toàn trường.

Mở đầu hội nghị, cô giáo Dương Thị Minh Hải- phó Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu nêu rõ mục đích, ý nghĩa của hội nghị; quán triệt tinh thần thái độ tham dự hội nghị đối với toàn thể các em học sinh.

Cô giáo Dương Thị Minh Hải- phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu mở đầu hội nghị

Tiếp đó, bà Đào Thanh Bình- báo cáo viên của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang đã trực tiếp thông tin về thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu lao động; tư vấn, định hướng lựa chọn ngành nghề cho các em học sinh dựa trên sở thích, năng lực, khả năng đáp ứng về tài chính của gia đình và xu thế của xã hội, tư vấn một số kỹ năng tìm kiếm việc làm cho học sinh... Đồng thời, bà Đào Thanh Bình đã giải đáp, tư vấn kịp thời các thắc mắc, băn khoăn của nhiều học sinh đặc biệt là học sinh khối 12 về việc chọn nghề, chọn trường và những biến động của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

Báo cáo viên của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh tư vấn, định hướng một số kĩ năng cho học sinh toàn trường

Cũng tại hội nghị, ông Hoàng Văn Tân - đại diện cho Học viện kỹ thuật hàng không Việt Nam đã cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của ngành hàng không hiện nay, thông tin tuyển sinh, giới thiệu về các chương trình đào tạo, chi phí đào tạo  cơ hội làm việc, chế độ phúc lợi… để các em học sinh và các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin lựa chọn nghề nghiệp.

          Ông Hoàng Văn Tân- Học viện kỹ thuật hàng không Việt Nam tư vấn nghề nghiệp, giải đáp các câu hỏi cho học sinh khối 12

Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, sự chuẩn bị chu đáo về trang thiết bị kỹ thuật của Đoàn Thanh niên nhà trường cùng sự tư vấn, định hướng đầy đủ, cụ thể, có tính thực tế, tính thời sự và tính chuyên nghiệp cao của các báo cáo viên, hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp trong sự hân hoan, phấn khởi học sinh và phụ huynh trong toàn trường.

Hội nghị đã thực sự trở thành cầu nối giúp học sinh, phụ huynh có được những nguồn thông tin chính thống, làm cơ sở để có những lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp và việc làm phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, điều kiện của gia đình và xu thế phát triển của xã hội từ đó góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

                                         (Người đưa tin: Trịnh Thị Sinh)                                  

 

 

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT TỔ CHỨC THĂM HỎI, CHÚC TẾT NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN NĂM 2024

|
查看数次:
Phát huy truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” và tinh thần “Tương thân tương ái”, “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Trường THPT Lý Thường Kiệt tổ chức thăm và tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi, con CBGVNV có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

 

 Đối tượng thăm hỏi, động viên là  các gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, người cao tuổi (80 tuổi trở lên), con CBGVNV có hoàn cảnh đặc biệt và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thời gian thăm hỏi, chúc tết từ 31/01/2024 – 02/02/2024. Trưởng đoàn là các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường và đại diện công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn.

Đoàn đã đến thăm và trao tặng 11 suất quà cho các  gia đình chính sách, người có công với cách mạng; 17 suất quà cho tứ thân phụ mẫu CBGVNV là người cao tuổi( từ 80 tuổi trở lên). Đoàn cũng động viên, tặng quà cho 02 con CBGVNV có hoàn cảnh đặc biệt. Thăm tặng quà cho 05 gia đình CBGVNV nhà trường và 02 gia đình tại xã Tiên Sơn có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi suất quà trị giá 500.000 đ.

       Ngoài ra, Nhà trường phối hợp với BCH Công đoàn, BCH Đoàn thanh niên tặng quà cho 10 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vào ngày 03/2/2024 tại nhà trường. Mỗi suất quà trị giá 300.000 đ.

Tổng các phần quà trị giá 21.500.000 đ được trích từ nguồn quỹ Hội chữ thập đỏ của nhà trường năm học 2023-2024, quỹ vận động cán bộ, giáo viên và học sinh thực hành tiết kiệm, tận dụng thu gom giấy loại, giấy phế liệu xây dựng nguồn kinh phí khen thưởng, thăm hỏi nhà giáo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn năm học 2023-2024.

Tại các nơi đến thăm, đại diện Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chuyên môn đã ân cần thăm hỏi sức khỏe và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các gia đình chính sách và mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, sống vui khỏe, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Đoàn cũng đã có lời chia sẻ, động viên chân tình, chúc tết các hoàn cảnh đặc biệt. Những món quà tuy bé nhỏ nhưng đã góp phần đồng hành, độngviên các hoàn cảnh đặc biệt mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống!

Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động thăm hỏi, trao quà tặng của nhà trường nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thày giáo Trần Hữu Hiền- Phó Hiệu trưởng nhà trường và cô giáo Hoàng Thị Thủy- Chủ tịch công đoàn cùng các thầy cô trong đoàn đến thăm hỏi và trao quà cho các thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, các hoàn hoàn cảnh đặc biệt.

Cô giáo Lê Thị Thái- Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ cùng các thành viên trong đoàn tặng quà cho các hoàn cảnh đặc biệt

  Đại diện Tổ Ngoại ngữ chúc tết gia đình có công với cách mạng.

Đại diện Công đoàn và Tổ Tự nhiên tặng quà các gia đình

Đại diện Công đoàn và Tổ Ngữ văn thăm tứ thân phụ mẫu cao tuổi của CBGVNV

Việc thăm và trao tặng quà tết cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng là một hoạt động thường niên đã trở thành truyền thống của Nhà trường THPT Lý Thường kiệt, nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của các gia đình chính sách, người có công đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc mỗi khi Tết đến xuân về. Đồng thời hoạt động thăm hỏi, tặng qua cho các gia đình CBGVNV có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh và một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đã góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội tại đơn vị, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đạo lí dân tộc, tăng cường tình đoàn kết cũng như mối liên hệ với nhân dân.

 

 

 

 

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT TỔ CHỨC THAM QUAN, HỌC TẬP ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024

|
查看数次:
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Công đoàn trường THPT Lý Thường Kiệt, được sự nhất trí của Chi bộ, BGH, BCH CĐ đã tổ chức chuyến tham quan học tập đầu năm với lịch trình Chùa Tây Phương- Chùa Khai Nguyên- đề thờ Thân Nhân Trung. Thời gian tổ chức chuyến học tập diễn ra trong vòng một ngày 18/02/2024(tức ngày mùng 9 tháng giêng năm Giáp Thìn).

 

         Trong tâm thức của người Việt, chùa là chốn tôn nghiêm, linh thiêng nhưng cũng rất gần gũi. Chùa là nơi có giáo lý nhà Phật hướng định con người đến các giá trị đạo đức thiện lành, hiểu biết, yêu thương, từ bi hỉ xả; khuyên mọi người tránh xa lầm lạc, tham, sân, si… Chính vì thế cửa chùa luôn rộng mở với mọi người và ai cũng cảm thấy bình yên, thảnh thơi, an lành, hạnh phúc…mỗi khi lui tới viếng thăm.

        Đi lễ chùa đầu năm để ước nguyện, cầu bình an là một hoạt động không thể thiếu của  người dân trong những ngày xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ.

 

Hình ảnh tập thể CBGVNV trường THPT Lý Thường Kiệt tại Tam quan hạ - Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương

       Trong tiết trời se lạnh buổi sớm mùa xuân, đoàn tham quan, chiêm bái lễ Phật đã chọn điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình là chùa Tây Phương.

       Chùa Tây Phương hay còn được gọi là Sùng Phúc Tự, đây là tên chữ cổ của chùa , mang hàm nghĩa Tự là chùa, Sùng Phúc là nơi Đức Phật luôn hướng những điều thiện điều phúc đức. Tọa lạc ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, chùa Tây Phương được biết đến là một trong những loại hình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, không chỉ thế nơi đây còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp huyền bí và tĩnh lặng của núi rừng, sự linh thiêng hội tụ tinh hoa đất trời.

        Theo các nhà Sử học, ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 8, sau nhiều lần trùng tu và cải tạo, ngôi chùa mang hình dáng kiến trúc như ngày nay.

 

         Chùa Tây Phương (Hà Nội) lưu giữ hệ thống 64 pho tượng phật giáo niên đại thế kỷ XVIII, XIX, phản ánh đậm nét đời sống, văn hóa Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử. 18 vị La Hán ở đây được các nghệ nhân dân gian sáng tạo vượt qua mọi chuẩn mực, trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Vì thế, trong chuyến tham quan này, các CBGVNV nhà trường không những được trở về chốn thiền môn tĩnh lặng, cầu bình an, sức khỏe mà còn được vãn cảnh, chiêm ngưỡng những sản phẩm nghệ thuật đỉnh cao của cha ông ta xưa, có thêm những trải nghiệm thực tế về văn hoa, nghệ thuật để phục vụ cho công tác giảng dạy, giáo dục học sinh.

“Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?

Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.”

(Các vị La Hán chùa Tây Phương- Huy Cận)

         Rời khỏi chốn thiền môn linh thiêng chùa Tây Phương, đoàn tiếp tục tới thăm Chùa Khai Nguyên.

        Chùa Khai Nguyên trước đây là Cổ Liêu Tự và có tên thường gọi là chùa Cheo. Tọa lạc tại vùng quê Sơn Tây bình dị, chùa cách thành phố Hà Nội khoảng 45km.

       Với niên đại lịch sử từ nửa đầu thế kỷ XVI, chùa Khai Nguyên đã trải qua nhiều giai đoạn trùng tu và phục dựng nhờ sự đóng góp của nhân dân và Phật tử vào năm 1759, 1981. Từ năm 2003, sau khi về trụ trì, Đại Đức Thích Đạo Thịnh đã đẩy mạnh công tác tu bổ và mở rộng khuôn viên chùa Khai Nguyên, nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni và các tín đồ Phật tử. Hiện nay, chùa Khai Nguyên trở thành ngôi chùa nức tiếng vùng Sơn Tây. Là nơi có bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất vùng Đông Nam Á.

        Chùa Khai Nguyên hiện tại mang lối kiến trúc kim - cổ giao hòa. Đó là kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, các gian thờ đã được bố trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”. Phía cuối chùa là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, Tháp Báo Ấn, gác chuông, gác trống… Ngoài ra, phía trước chùa có một hồ nước lớn hình chữ nhật. Hồ nước này quanh năm xanh trong như ngọc. Trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng lại hình dáng của Chùa Một Cột. Tại đây có gian thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và lưu giữ bộ kinh Địa Tạng quý, thu hút sự chú ý của các tín đồ Phật Giáo. 

       Tại điểm chiêm bái thứ hai, các thành viên trong đoàn đã có những trải nghiệm tuyệt vời. Dưới đây là một vài hình ảnh của đoàn tham quan học tập tại chùa Khai Nguyên.

 

        “Đi xa để trở về”. Điểm tham quan cuối cùng cũng là hành trình trở về Bắc Giang, đoàn đến thắp hương tại đền thờ Thân Nhân Trung tại TDP  Yên Ninh- Phường Nếnh- TX Việt Yên- Bắc Giang.( Trước đây là làng Yên Ninh- TT Nếnh- huyện Việt Yên- Bắc Giang)

        Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, làng cổ Yên Ninh được cả nước biết đến là "làng Tiến sĩ". Với truyền thống hiếu học, khoa bảng vốn có, cùng ý chí quyết tâm luyện rèn kinh sử xưa tại làng Yên Ninh đã giúp cho ngôi làng lập lên một thành tích khoa cử nổi danh trong cả nước. Đó là vào khoảng thế kỷ XV- XVII, khi cả tỉnh Bắc Giang có 5 quan Tế tửu, Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám thì riêng làng Yên Ninh đã có 4 người (Thân Nhân Trung, Nguyễn Lễ Kính, Đỗ Văn Quýnh, Hoàng Công Phụ). Trong đó, người mở đầu khai khoa là Tiến sĩ Thân Nhân Trung đỗ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi Kỷ Sửu năm 1469. trong khoảng gần 200 năm từ 1469 - 1619,  làng Yên Ninh đã có 10 Tiến sĩ đỗ đạt thành danh qua các khoa thi của các triều đại phong kiến Lê - Mạc, trong đó dòng họ Thân có 4 đời cha con, ông, cháu đều đỗ Tiến sĩ. Tiêu biểu là Tiến sĩ Thân Nhân Trung, người đã khơi nguồn truyền thống hiếu học tại vùng đất Yên Ninh xưa, ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp chính trị, văn hóa, giáo dục dưới thời vua Lê Thánh Tông. 

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn…”. Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong phạm vi xã hội thời Lê mà nó còn mang ý nghĩa quan trọng xuyên suốt chiều dài lịch sử đối với mọi quốc gia, dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.

Nhằm bảo lưu và gìn giữ những giá trị truyền thống hiếu học tại làng quê khoa bảng Yên Ninh, qua nhiều thời kỳ, các dòng họ ở Yên Ninh đã lập các ngôi đền, từ đường, nhà thờ họ để tôn thờ và ghi nhớ công lao của các vị tiên tổ và các vị Tiến sĩ giúp rạng danh quê hương như đền thờ họ Thân, đền thờ Hoàng Công Phụ, đền thờ Tiến sĩ  (thờ 10 vị Tiến sĩ làng Yên Ninh xưa)… Trải qua các giai đoạn lịch sử, một số ngôi đền thờ của các dòng họ như họ Thân, họ Hoàng… đã bị phá hủy do chiến tranh, cũng như bị hư hỏng và xuống cấp do nắng mưa, thời gian. Trên cơ sở đó, để bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học khoa bảng của tỉnh Bắc Giang, năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 509/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung tại thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên với tổng mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng. Quy mô đền thờ có tổng diện tích xây dựng 19.183,5m2, với các hạng mục chính gồm: Đền thờ, Tả vu, Hữu vu, Nhà bia, Nghi môn, Tượng đài, bãi đỗ xe, khu dịch vụ... Riêng đền thờ chính có diện tích khoảng 400m2. Đến nay, dự án đã hoàn thành các hạng mục và đưa vào sử dụng đón tiếp các đoàn khách đến dâng hương, tham quan tìm hiểu về vùng đất, con người nơi đây. Có thể nói, đây là công trình văn hóa lớn, có ý nghĩa tri ân với những công lao, đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước của  danh nhân văn hóa, Tiến sĩ Thân Nhân Trung. Đồng thời, nơi đây trở thành một địa chỉ giáo dục, khơi dậy truyền thống hiếu học, khoa cử của tỉnh Bắc Giang.

 

        Cùng với các di tích trong vùng như đền thờ Tiến sĩ, Nghè Nếnh, Đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã trở thành địa điểm giáo dục truyền thống văn hóa về tinh thần hiếu học cho nhân dân địa phương. Với những giá trị to lớn, gắn với danh nhân tiêu biểu của quốc gia dân tộc, ngày 09/6/2022, đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh (Quyết định số 1150/QĐ-UBND).

 

      Chuyến tham quan học tập đã kết thúc an toàn, vui vẻ, tiết kiệm mang đến những trải nghiệm thú vị đầu năm. Đây là dịp để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được học hỏi, giao lưu, gắn kết, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, có thêm động lực làm việc, phấn đấu thi đua yêu nước.

 

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT TỔ CHỨC KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (08/03/1910-08/03/2024) VÀ 1984 NĂM KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG

|
查看数次:
Căn cứ Công văn hướng dẫn số 54/CV-CĐGD ngày 23/02/2024 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục tỉnh định hướng công đoàn cơ sở về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) năm 2024; Căn cứ kế hoạch tổ chức các hoạt động của công đoàn trường năm học 2023-2024, được sự nhất trí của Chị bộ đảng, Ban giám hiệu nhà trường, trong ngày 04/03/2024, BCH Công đoàn nhà trường đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động chào mừng.

 

Theo đó,  ngày 04/03/2024 BCH Công đoàn phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức Lễ mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), tuyên truyền ý nghĩa lịch sử ngày 08/03  vai trò, giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đối với dân tộc Việt Nam và ý nghĩa của Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3); tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, những chuẩn mực đạo đức của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; tuyên truyền về văn hóa ứng xử, đạo đức, lối sống gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”.

Cô giáo Chu Thị Minh Huệ- Phó chủ tịch công đoàn nhà trường ôn lại truyền thống ngày 08/03 và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Thầy giáo Nguyễn Hồng Phúc- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng Ban Nam công tặng hoa chúc mừng các nữ đoàn viên công đoàn và nữ sinh trường THPT Lý Thường Kiệt nhân ngày 08/03

Trong khuôn khổ các hoạt động tháng 03/2024, BCHCĐ cũng đã phát động nữ cán bộ, công chức, viên chức, mặc trang phục áo dài truyền thống và hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2024 từ ngày 01/3 đến ngày 08/3/2024, tập trung mặc áo dài đồng loạt vào ngày 08/3/2024 nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi học tập, lao động, công tác, nơi sinh sống. Dưới đây là một số hình ảnh lan tỏa vẻ đẹp áo dài Việt Nam.

Hình ảnh nữ đoàn viên công đoàn nhà trường trong tà áo dài nhận danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà ” do BCH CĐ nhà trường trao tặng.

 Cũng ngay từ những ngày đầu tháng 3, các tổ công đoàn đã tích cực tham gia đăng kí hội giảng tạo không khí sôi nổi, thiết thực lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn và mừng Việt Yên trở thành đô thị mới.

Tiết dạy Hội giảng chào mừng của cô giáo Nguyễn Thị Mai Liễu- Tổ trưởng tổ Ngữ văn

Trong khoảng thời gian một ngày 04/03, BCH CĐ cũng đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao giữa các tổ công đoàn như múc nước vào chai, nhảy bao bố, bóng chuyền hơi, bóng bàn. Hoạt động này thể hiễn rõ sự quan tâm của tổ chức công đoàn nhà trường đến sức khỏe, đời sống tinh thần người lao động, đồng thời tạo không khí vui tươi, thắm tình đoàn kết gắn bó trong tập thể cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.

Thi đấu bóng chuyền hơi giữa các tổ công đoàn

Hoạt động thi đấu bóng bàn

Trò chơi múc nước vào chai vô cùng thú vị. Cả vận động viên và cổ động viên đều rất hào hứng.

Trò chơi nhảy bao bố khiến cả thầy và trò đều được giải tỏa khỏi những áp lực cuộc sống và học tập để bước vào những giờ dạy và học đầy cảm hứng.

 

Kết quả chung cuộc như sau:

Stt

Nội dung thi đấu

Giải thưởng

Tổ công đoàn

Ghi chú

1

Trò chơi múc nước vào chai

- 01 giải xuất sắc: 120.000 đ

Tự nhiên

 

- 01 giải nhất: 100.000 đ

Xã hội

 

- 01 giải nhì: 80.000 đ

Toán - Tin

 

- 01 giải ba: 60.000 đ

Văn phòng

 

2

Trò chơi nhảy bao bố

- 01 giải nhất: 100.000 đ

Tự nhiên

 

- 01 giải nhì: 80.000 đ

Toán - Tin

 

- 01 giải ba: 60.000 đ

Xã hội

 

3

Thi đấu Bóng Chuyền hơi

- 01 giải nhất: 200.000 đ

Toán - Tin

 

- 01 giải nhì: 150.000 đ

Tự nhiên

 

- 01 giải ba: 100.000 đ

Ngữ văn

 

4

Thi đấu Bóng bàn

 

 

 

 

Trần Thị Lý

- 01 giải nhất: 100.000 đ

Tự nhiên

 

Lê Thị Thái

- 01 giải nhì: 80.000 đ

Ngoại ngữ

 

Trần Thị Yên

- 01 giải ba: 60.000 đ

Ngữ văn

 

Lý Thị Hường

- 01 giải ba: 60.000 đ

Xã hội

 

Lê Mạnh Cường

- 01 giải nhất: 100.000 đ

Tự nhiên

 

Phạm Văn Long

- 01 giải nhì: 80.000 đ

Xã hội

 

Nguyễn Văn Hợp

- 01 giải ba: 60.000 đ

Ngoại ngữ

 

 

 

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ (8/3/1910-8/3/2024), 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thành công tốt đẹp. Qua các hoạt động, các đoàn viên công đoàn và các em học sinh đã được ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, vì sự bình đẳng, tiến bộ xã hội và quyền lợi, hạnh phúc của phụ nữ. Đồng thời là dịp gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, động viên tất cả nữ công nhân, viên chức, người lao động nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững phẩm chất của người Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới.

Nhận dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, BCH CĐ nhà trường xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các nữ đoàn viên công đoàn. Chúc các cô, các chị, các em học sinh nữ luôn xinh đẹp, hạnh phúc và thành công. Phụ nữ Việt Nam hãy luôn xứng đáng với  tám chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng : “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoại khoá rèn kỹ năng sống phối hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông với chủ đề “Xuân gắn kết, Tết sum vầy” năm 2024

|
查看数次:

 

 Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành TW Đảng khóa 11 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Thực hiện kế hoạch 386 KH-UBND tỉnh Bắc Giang ngày 25 tháng 12 năm 2020 về việc “nâng cao chất lượng dạy và học tiếng anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”. Thực hiện kế hoạch số 14/KH SGDĐT, ngày 4/1/2024, Kế hoạch nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024;  phối hợp với công ty Head Đông Nam Motor cùng với Công an thị xã, và các tổ chức trong ngày 3 tháng 2 năm 2024.

Buổi ngoại khóa bao gồm các hoạt động thi gói bánh chưng, hoạt động tái hiện chợ Tết thông qua các gian hàng được thuyết trình bằng tiếng anh của 27 chi đoàn, hoạt động tìm hiểu kiến thức về giao thông, các kĩ năng lái xe an toàn, tìm hiểu và trình diễn các trang phục ngày Tết của các nước trên thế giới cũng như tham gia các trò chơi dân gian.  Đây cũng là thời gian mà mỗi bạn học sinh cùng nhau ôn lại truyền  thống tự bao đời của người Việt .  

 

         ( Hình ảnh Hội thi gói bánh trương của học sinh các lớp trường THPT Lý Thường Kiệt trong Buổi ngoại khoá ngày 3-2-2024)

 

Tiếp theo là phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tuyên truyền Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024. 

 

 

          ( Hội thi trình diễn trang phục các dân tộc Việt Nam và thế giới của học sinh trường THPT Lý Thường kiệt tại chuwong trình ngoại khoá)

Chương trình trình diễn thời trang, trang phục các dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới đã góp phần tuyên truyền ý nghĩa các ngày hội và các phong tục tập quán, Lễ hội, quảng bá cho hoạt động du lịch, đặc biệt là các hoạt động du lịch tại các danh lam tháng cảnh tỉnh Bắc Giang. Có thể nói trong những năm qua trường THPT Lý Thuwòng Kiệt đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, góp phần rèn kỹ năng sống, nhà trường đã  chỉ đạo tổ Ngoại ngữ- đoàn thanh niên tổ chức hoạt động ngoại khóa “Xuân gắn kết- Tết sum vầy” với nhiều hoạt động: thi gói bánh chưng giữa các lớp, tổ chức hội chợ Tết, mỗi lớp một  gian hàng bán các sản vật đặc trưng của địa phương, giao dịch, trao đổi mua bán bằng tiếng Anh; thi biểu diễn trang phục dân tộc, thi hùng biện giới thiệu về Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024.

Trong buổi ngoại khóa, các em học sinh còn được tham gia các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố, thi múc nước vào chai bằng tay, thử thách đi cầu khỉ. Các em tham gia rất hào hứng nhiệt tình với sự cổ vũ hò reo của các bạn .

            ( Học sinh hào hứng tham dự thử thách đi qua cầu khỉ tại trường THPT Lý Thường Kiệt ngày 3-2-2024 tại buổi ngoại khoá của nhà trường).

 

                         (Học sinh chơi trò chơi múc nước vào chai)

Ngoài ra trong chương trình ngoại khoá năm nay, học sinh trong nhà trường còn được trang bị thêm nhiều kiến thức về an toàn giao thông và các kĩ năng lái xe an toàn do đơn vị Head Đông Nam Motor phối hợp với công an thị xã Việt Yên thực hiện. Qua buổi tuyên truyền này các em đã  có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng khi tham gia giao thông.

 

Với mong muốn đem lại cho học sinh một không gian đậm nét văn hóa Việt, ngay tại sân trường các thầy cô  và học sinh đã dành nhiều công sức và tâm huyết tái hiện không gian chợ Tết với những gian hàng gồm nhiều phong cách khác nhau với các sản vật địa phương. Tại Buổi ngoại khoá với các gian hàng sản phẩm được học sinh các lớp giới thiệu, mua, bán và giao lưu hoàn toàn bằng Tiếng Anh.

 

 Ngay sau khi kết thúc các hoạt động, phần thưởng được trao ngay tại sân khấu với các chi đoàn có sản phẩm gói bánh chưng đẹp nhất, gian hàng trưng bày và tái hiện đầy đủ theo yêu cầu của BTC cùng với việc sử dụng tiếng anh để thuyết trình, giới thiệu về gian hàng của mình  cùng các giải thưởng khác

Sau hơn ba giờ đồng hồ trải nghiệm và thưởng thức các tiết mục trong buổi Ngoại Khóa, cả thầy và trò trường THPT lý Thường Kiệt đều cảm thấy buổi Ngoại Khóa thật ý nghĩa. Nó không chỉ mang đến những tiết mục thư giãn, giải trí mà thông qua chương trình các thấy cô giáo trong tổ Ngoại Ngữ còn giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, tìm ra được cho mình cách học tiếng anh hiệu quả và ngày càng yêu thích bộ môn Tiếng Anh nhiều hơn.

Buổi ngoại khóa là một sân chơi lành mạnh, lí thú và bổ ích đã thu hút đông đảo học sinh toàn trường tham gia, nơi các em có cơ hội để ca hát, vui chơi, rèn luyện tính sáng tạo, tự tin, chủ động và mạnh dạn hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh, đồng thời khơi dậy phong trào học tiếng Anh trong trường THPT cũng như để các em thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Bên cạnh đó, hoạt động cũng góp phần hình thành hoạt động chuyên môn riêng biệt, tạo bước đột phá về giảng dạy và học tập bộ môn tiếng Anh. Do đây là chương trình ngoại khoá của tổ Ngoại Ngữ nên ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Anh. Các em học sinh có dịp trải nghiệm và thể hiện mình trên một sân khấu lớn. Chương trình không chỉ giúp các em thư giãn, thể hiện các bài hát tiếng Anh yêu thích mà còn là dịp để các em trau dồi, rèn luyện thêm kĩ năng nói tiếng Anh thông qua hoạt động thuyết trình, đố vui hỏi đáp bằng tiếng Anh.

Thông qua buổi ngoại khóa, học sinh các trường có cơ hội học hỏi, trau dồi tiếng Anh theo từng chủ điểm đã học trong chương trình, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy và phản biện, tăng cường kỹ năng giao tiếp, thuyết trình bằng tiếng Anh và tạo động lực để học sinh hứng thú và yêu thích môn học. 

Các em học sinh đã có dịp trải nghiệm và thể hiện mình trên một sân khấu lớn, bên ngoài lớp học - học mà chơi, chơi mà học, thúc đẩy phong trào học – thực hành tiếng Anh trong và ngoài lớp học.

Buổi ngoại khóa đã kết thúc trong không khí vui nhộn, phấn khởi và để lại ấn tượng sâu sắc, đáng ghi nhớ của thầy và trò trường THPT Lý Thường Kiệt.

     Tác giả: Nguyễn Thị Thảo- giáo viên Tiếng Anh- trường THPT Lý Thường Kiệt

“Khởi động tháng thanh niên, phối hợp tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông” năm 2024

|
查看数次:
Bác Hồ từng căn dặn: “thanh niên phải là rường cột của nước nhà”, “phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ghi nhớ lời dạy của Bác, lớp lớp thể hệ thanh niên luôn cố gắng trưởng thành và góp sức dựng xây đất nước.

 

Thực hiện Kế hoạch số 70 ngày 17/01/2024 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Bắc Giang về việc tổ chức các hoạt động “Tháng Thanh niên năm 2024”, thực hiện Kế hoạch số 27/KH- SGDĐT Bắc Giang ngày 20/2/2024, kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ATGT năm 2024 của Sở GDĐT Bắc Giang,  sáng ngày 04/03/2024, Ban Thường vụ Thị Đoàn Việt Yên phối hợp với Tòa Án Nhân Dân, Viện Kiểm Sát nhân dân thị xã Việt Yên và Trường THPT Lý Thường Kiệt đã long trọng tổ chức chương trình khởi động tháng thanh niên năm 2024.

Tham dự chương trình, có sự hiện diện của đồng chí Nguyễn Thị Hương- Phó bí thư thị đoàn Việt Yên. Về phía công an thị xã Việt Yên có đồng chí Vũ Xuân Tuân- Trưởng công an thị xã. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân có đồng chí Đoàn Thế Đức- Phó bí thư chi bộ- Phó Viện trưởng Viện KSND thị xã Việt Yên. Đồng thời, chương trình còn có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ cơ quan thường trực thị đoàn, Viện kiểm soát nhân dân, Toà án nhân dân, Công an thị xã, các đồng chí bí thư liên chi đoàn toà án, Viện kiểm sát thi hành án dân sự và các phóng viên Trung tâm văn hoá thông tin và thể thao của thị xã.

 Về phía nhà trường, có sự hiện diện của thầy Nguyễn Hồng Phúc- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường; thầy Trần Hữu Hiền - Phó Bí  thư chi bộ, Phó hiệu trưởng; cô Dương Thị Minh Hải- Phó hiệu trưởng và sự có mặt đông đủ của các thầy giáo, cô giáo cùng 1150 học sinh toàn trường.

Mở đầu chương trình, đồng chí Nguyễn Thị Hương- Phó bí thư thị đoàn  Việt Yên phát biểu về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình và nội dung hoạt động tháng thanh niên 2024. Sau đó, ban tổ chức tiến hành phiên toà xét xử giả định xét xử lưu động công khai vụ án hình sự về giao thông đường bộ để học sinh toàn trường tham dự.

( Đồng chí Phó bí thư thị đoàn Nguyễn Thị Hương phát biểu tại chương trình)

Trong bài phát biểu khai mạc Tháng thanh niên, đồng chí Nguyễn Thị Hương thay mặt cho Thị đoàn Việt Yên ghi nhận những  kết quả và thành tích  của học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt, đặc biệt là kết quả về các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật pháp luật về an ninh trật tự, pháp luật về an toàn giao thông. Trong thời gian qua, trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng đối tượng thanh, thiếu niên. Trường đã áp dụng nhiều mô hình sáng tạo để triển khai thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên như: Ngày Pháp luật; Ứng dụng mạng Internet, mạng xã hội zalo, Facebook để thi tìm hiểu các cuộc thi pháp luật trực tuyến; lồng ghép kiến thức, pháp luật về giao thông đường bộ vào nội dung một số môn học... Các hình thức, mô hình hoạt động này bước đầu được đánh giá cao về sự hiệu quả và nhận được sự hướng ứng tích cực từ phía học sinh. Năm 2022 nhà trường đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch Tỉnh về Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, Giấy khen của Chủ tịch Huyện về công tác an ninh trật tự, Năm 2023 nhà trường được nhận Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện về phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023.

Tiếp theo chương trình, Thị đoàn Việt Yên phối hợp với Công an thị xã Việt Yên,  Viện trưởng Viện KSND thị xã Việt Yên, Đoàn trường THPT Lý Thường Kiệt tổ chức phối hợp  “Phiên tòa giả định” để tuyên truyền về việc thực hiện pháp luật về trật tự ATGT của học sinh. “Phiên tòa giả định” diễn ra với đầy đủ trình tự, thủ tục, thành phần theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Phần xét hỏi, tranh tụng và tuyên án tại phiên tòa sẽ giúp các đoàn viên, thanh niên, học sinh hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về hành vi phạm tội, mức án áp dụng cũng như hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, tính nghiêm minh của pháp luật.

( Đồng chí Lê Duy Tuyên- Thẩm phán chủ toạ phiên toà phát biểu)

Với hình thức sân khấu hóa, chương trình đã được học sinh đón nhận một cách hào hứng và say mê. Các em đã được chứng kiến một “Phiên tòa giả định” xét xử các hành vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong thanh thiếu niên “ vi phạm quy định về giao thông đường bộ”. Đây cũng là những hành vi vi phạm phổ biến ở lứa tuổi học đường mà lí do chủ yếu là do các em chưa có sự hiểu biết thấu đáo về pháp luật.

(Học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt hăng hái tham gia chương trình)

Sau khi kết thúc phiên toà giả định, chương trình tiếp tục hoạt động giao lưu học tập, tìm hiểu, tư vấn pháp luật. Với hình thức tư vấn đa dạng, những câu hỏi hay hấp dẫn đã thu hút được toàn thể học sinh tham một cách sôi nổi nhiệt tình. Các em không chỉ được học tập, trang bị kiến thức về pháp luật một cách sinh động, hấp dẫn mà còn được chủ động chiếm lĩnh kiến thức về luật giao thông đường bộ.

(Học sinh Lý Thường Kiệt tham gia giao lưu, học tập, tìm hiểu  về luật giao thông đường bộ)

Từ đó, mỗi học sinh sẽ tiếp tục trang bị cho mình những kĩ năng, kiến thức cơ bản luôn an toàn, đúng quy định, đúng pháp luật khi tham gia giao thông.Thời lượng chỉ diễn ra trong một buổi sáng nhưng chương trình đã mang đến cho học sinh rất nhiều thông tin bổ ích, những bài học đầy tính thực tiễn, giúp các em biết được sự cần thiết của việc tiết chế và làm chủ cảm xúc để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Cũng qua sân chơi này các em được thử thách phát triển các năng lực của bản thân, tăng thêm sự tự tin trên nền tảng các kiến thức pháp luật đã được trang bị.Từ đó các em tự ý thức cho mình lối sống thượng tôn pháp luật, trở thành học sinh ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Tháng ba, tháng của hoa ban, hoa gạo nở thắm trời, tháng của những người phụ nữ- những bông hoa rực rỡ nhất của nhân loại; tháng ba, cũng là tháng của thanh niên, của thế hệ trẻ đầy trí tuệ, nhiệt huyết luôn phấn đấu không ngừng trong học tập và dựng xây quê hương đất nước. Giữa những ngày tháng ba đầy ý nghĩa này, tuổi trẻ  Bắc Giang nói chung và tuổi trẻ của trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt nói riêng xin nguyện chung tay, chung sức, chung lòng dựng xây đất nước, tô thắm non sông!

( Người đưa tin: Giáo viên Trịnh Thị Sinh- Trường THPT Lý Thường Kiệt)

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG NGỪA THUỐC LÁ CHO HS THPT

|
查看数次:

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM( 20/11/1982 – 20/11/2023)

|
查看数次:

           Khi tháng 11 trở về, khắp nơi trên mọi miền đất nước lại tưng bừng, rộn ràng các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Hòa chung trong không khí tươi vui, sôi nổi đầy ý nghĩa ấy, trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023).

           Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ hấp dẫn thể hiện tấm lòng tri ân của các em học sinh gửi đến các thầy cô giáo thân yêu.Xúc động hơn cả là tiết mục văn nghệ có sự tham gia của tập thể giáo viên, Ban giám hiệu và các em học sinh của nhà trường. Đây có lẽ chính là tiết mục độc đáo được đón đợi và để lại nhiều dư âm sâu sắc nhất trong lòng các em học sinh cũng như toàn thể đại biểu, cán bộ, giáo viên tham dự buổi lễ kỉ niệm.

 

 

            Trong ngày lễ trọng đại của toàn ngành giáo dục, thầy và trò trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt vô cùng vinh dự được đón tiếp quý vị đại biểu, quý vị khách quý về chúc mừng và động viên nhà trường. Về phía Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện Việt Yên có sự hiện diện của đồng chí Lê Hoàng Bách - ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy , Phó chủ tịch UBND Huyện Việt Yên; Đồng chí Dương Minh Bùi – Huyện ủy viên, Phó trưởng ban tuyên giáo Huyện ủy; Đồng chí Phạm Tuấn Minh – Phó chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên. Về phía Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Việt Yên có sự hiện diện của đồng chí Phan Văn Thuận – chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo. Đồng thời, nhà trường còn nhận được sự quan tâm chúc mừng của Đảng ủy , HĐND ,UBND các xã, thị trấn như Xã Tiên Sơn, Xã Trung Sơn, xã Vân Hà. Không chỉ vậy, về phía phụ huynh học sinh có sự hiện diện của bác Diêm Đăng Tiến – Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh nhà trường cùng các bác trong ban thường trực Hội cha mẹ học sinh đã tới dự và chúc mừng. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các thầy cô giáo nguyên là giáo viên, nhân viên nhà trường đã có nhiều năm gắn bó và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Đó là thầy giáo Chu Trọng Chiến, nguyên là giaó viên Ngữ Văn ;Bác Nguyễn Hữu Cử - nguyên là cán bộ kế toán và cô Nguyên Thị Xuân- nguyên là giáo viên môn sinh học của nhà trường. Đặc biệt, về phía nhà trường,  có sự hiện diện của thầy giáo Nguyễn Hồng Phúc – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, thầy giáo Trần Hữu Hiền – Phó hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Dương Thị Minh Hải – Phó hiệu trưởng nhà trường cùng toàn bộ các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên và 1151 học sinh của toàn trường.

 

          Tại buổi lễ, cô giáo Dương Thị Minh Hải đã đại diện lãnh đạo nhà trường lên công bố quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Tiếp đó, đồng chí Lê Hoàng Bách - Ủy viên ban thường vụ Huyện ủy -  phó chủ tịch UBND Huyện Việt Yên đã lên trao Bằng công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 lần 2 của chủ tịch tỉnh cho nhà trường.Đây là một dấu son rực rỡ ghi lại sự trưởng thành và phát triển của trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt. Có được kết quả ấy, là nhờ sự quan tâm của của Sở GD-ĐT Bắc Giang, Huyện ủy, UBND huyện Việt Yên, của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Tiên Sơn và đặc biệt là  sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể CBGV, NV, HS nhà trường, Trong những năm học vừa qua, mặc dù nhà trường còn có không ít khó khăn nhưng phát huy tinh thần thi đua ái quốc, thầy và trò nhà trường đã khắc phục để không ngừng học tập, hoàn thành các mục tiêu, chương trình và đạt những kết quả tốt đẹp.

          Nối tiếp chương trình buổi lễ kỉ niệm, thầy giáo Nguyễn Hồng Phúc – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đã đọc bài diễn văn thể hiện những tâm huyết, trăn trở và hi vọng của người thầy về sự nghiệp trồng người cao quý. Đồng thời, thầy đã ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang với những tấm gương nhà giáo ưu tú mẫu mực của dân tộc Việt Nam.

 

Ngoài ra, còn có những lời phát biểu chân tình, đầy biết ơn của đại diện Hội phụ huynh học sinh; đại diện học sinh toàn trường và cả những lời thăm hỏi,chúc mừng của các cựu học sinh gửi tới các thầy cô giáo đã và đang ngày đêm cố gắng cống hiến vì bao thế hệ học sinh thân yêu.

         Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất. Học tập theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, thầy và trò nhà trường đã ra sức thi đua ái quốc bằng những hành động việc làm cụ thể, thầy thi đua  dạy tốt, trò thi đua học tốt. Vì vậy, trong đợt thi đua kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam phát huy tinh thần mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, thầy và trò nhà trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thay mặt lãnh đạo nhà trường, thầy giáo Trần Hữu Hiền – Phó hiệu trưởng đã tổng kết phong trào thi đua đợt một của thầy và trò với rất nhiều thành tích đáng tự hào.

Ngày nhà giáo Việt Nam từ lâu đã là dịp thể hiện truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của của nhân dân ta. Đây không chỉ là cơ hội để học sinh thể hiện tấm lòng tri ân với những thầy cô đang dạy dỗ mình hằng ngày mà còn là dịp cả xã hội thể hiện sự quan tâm, sự tri ân đối với cả ngành giáo dục. Nhân dịp này, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khỏe tới tất cả các thế hệ thầy, cô giáo đã và đang lặng lẽ cống hiến cho sự nghiệp trồng người của nước nhà!

( Người đưa tin: Trịnh Thị Sinh – giáo viên tổ ngữ văn)

Thầy giáo Hoàng Nam Ninh - người biến những “nỗi sợ” thành niềm đam mê, niềm vui

|
查看数次:

 

Nhắc đến thầy giáo Hoàng Nam Ninh hẳn nhiều thế hệ học sinh trường Trung học phổ thông Lý thường Kiệt còn nhớ người thầy dáng người nhỏ bé, tác phong nhanh nhẹn, nụ cười luôn thường trực một trái tim luôn nóng hổi nhiệt huyết của tuổi trẻ. Chúng tôi hay gọi vui thầy là “người biến những nỗi sợ thành niềm vui, niềm đam mê.”

Từ nỗi sợ hóa học đến thầy giáo với chuyên môn vững vàng.

Thầy từng kể hồi học phổ thông Thầy sợ môn Hóa học và tự nhận mình “không giỏi” môn này. Cơ duyên đến với môn Hóa lại xuất phát từ chính mong muốn hóa giải nỗi sợ vô hình đó.Thầy chọn hóa học cho sự khởi đầu sự nghiệp trồng người. Những ngày đầu ở đại học những “lo sợ” bỡ ngỡ ban đầu với hóa “phản ứng” dữ dội lắm nhưng những hòa tan kết tủa và nhờ những “chất xúc tác” cực mạnh thầy chinh phục môn hóa để trở thành người thầy tiếp tục hóa giải nỗi sợ của học trò sau này.

Về công tác tại trung học phổ thông Lý Thường Kiệt từ khi ra trường-cách đây 10 năm, thầy miệt mài cống hiến, nỗ lực trong công tác giảng dạy và hoạt động phong trào thanh niên. Ngay khi ổn định công việc thầy chinh phục nấc thang tiếp theo- hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành phương pháp giảng dạy hóa học. Đến với học trò trung học phổ thông, thầy như thấy lại chính mình năm xưa. Cùng một nỗi sợ môn tự nhiên trong đó có Hóa học, những phương trình phản ứng, cân bằng, hoá trị… . Nỗi niềm ấy thầy thấu hiểu học trò, bằng trải nghiệm và kinh nghiệm của chính mình, thầy bắt đầu những bài giảng với biến hóa bất ngờ, vừa hài hước, vừa thực tế, đơn giản và dễ hiểu, những ví dụ gắn với thực tiễn cuộc sống, cách truyền đạt mới mẻ để khơi gợi niềm đam mê trong mỗi học sinh”. Bởi vậy môn Hóa đã trở thành những tiết học trải nghiệm thú vị, hiệu quả và tạo hứng thú cho nhiều lớp học sinh trong trường qua nhiều năm học. Hóa mà-biến hóa linh hoạt, khi nào khó quá thêm “chất xúc tác”. Một trong những chất xcú tác ấy chính là tấm gương vượt qua nỗi sợ của thầy năm xưa.

Dần dần các em háo hức với giờ hóa, mong chờ đến tiết hóa của thầy, dù không chọn nó làm môn xét đại học hay thi tốt nghiệp.

Là một giáo viên trẻ nhiệt huyết, có nhiều sáng kiến cải tiến phương pháp giảng dạy được các cấp công nhận, thầy được tin tưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá học. Nhiều năm qua, thành tích của đội tuyển Hóa học dầy thêm cả về lượng và chất, chất lượng đại trà cũng vượt trội, minh chứng rõ nét chính là kết quả xếp loại chất lượng môn thi tốt nghiệp toàn tỉnh, môn Hoá thường ở tóp 10.  Điều đó góp phần khơi gợi cũng như nuôi dưỡng niềm yêu thích, say mê của học sinh đối với môn tự nhiên, với hoá học, hoá giải “nỗi sợ” được truyền tai  lâu nay trong học sinh.

Là giáo viên Tổ Khoa học tự nhiên, thầy Ninh đã phối hợp với các thầy, cô trong tổ xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, xây dựng phân phối chương trình theo chuẩn kiến thức kỹ năng và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi; tham gia sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ hàng tháng; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên và các quy định khác.

Idol trong lòng học sinh, “hoá giải nỗi lo” trong phụ huynh và GVCN

Bên cạnh việc say mê với chuyên môn, nghiên cứu cải tiến phương pháp, Thầy Hoàng Nam Ninh có niềm đam mê với thể thao, nhất là bóng đá- môn thể thao vua. Nói đến thể dục thể thao ở trung học phổ thông, chúng ta thường liên tưởng đến các thầy cô giáo dạy giáo dục thể chất vừa to khoẻ, vừa có chuyên môn, nghiệp vụ nhưng thầy giáo Hoàng Nam Ninh mới chính là “linh hồn”, là “đầu não” của các giải thể thao thường niên ở trung học phổ thông Lý Thường Kiệt. Thầy “đa tài lắm”, kiêm rất nhiều vai: Ban tổ chức, huấn luyện viên, hậu cần sân bãi, bầu sô… Mỗi khi chuẩn bị cho mùa giải mới, thầy chuẩn bị các phương án, kế hoạch, lịch trình, phân công, phân nhiệm cho các bộ phận…tỉ mỉ nhưng khoa học và chuyên nghiệp. Chưa có sân đẹp, chưa an toàn thầy huy động lực lượng học sinh nhặt từng viên gạch, đá nhỏ để giải đấu diễn ra an toàn. Chưa có gôn, thầy tận dụng sắt cũ, thầy trò hàn gắn, treo lưới. Chưa có kinh phí, thầy đề xuất phương án xã hội hóa nguồn kinh phí… biến điều khó thành dễ; biến những cái chưa có thành có thể.

Dù là giải đấu cấp “ao làng” vẫn phải chuyên nghiệp trong mọi khâu tổ chức. Trước giải đấu, không ít thầy cô và phụ huynh học sinh lo lắng rằng bóng đá, thể thao dễ gây trấn thương, va chạm trên sân dẫn đến xích mích ngoài đời. Nhưng sự chuyên nghiệp, trách nhiệm của thầy đã tạo được niềm tin với các bên bằng sự phối hợp chặt chẽ của thầy- đại diện đoàn thanh niên với tổ giáo dục thể chất, và đặc biệt là công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh- những vận động viên - về tinh thần fair play, về văn hóa thể thao.

Mỗi giải đấu thành công ngoài mong đợi là minh chứng rõ nét nhất cho sự chuyên nghiệp của thầy trong tổ chức giải sau chuyên môn cao hơn giải trước. Từ những mùa giải chỉ dành cho nam sinh nay đã thu hút cả nữ sinh cũng đòi bình quyền. Người đam mê bóng đá, bóng chuyền có sân chơi của mình thì những học sinh không có năng khiếu gì vẫn có cách lựa chọn hòa mình vào thể thao bằng các môn chơi phù hợp với thể chất thể lực như kéo co nhảy bao bố. Tiếng hò reo, tiếng trống giục cổ vũ rộn sân trường mỗi giờ ra chơi hay buổi chiều tan trường.

Năm nào các đội bóng đá nam nữ cũng háo hức đến với giải đấu thể thao không bởi tiền thưởng mà bởi yếu tố tinh thần, màu cờ sắc áo của mỗi đội, để được  phô diễn kỹ năng, kỹ chiến thuật và đặc biệt là “tinh thần đoàn kết” của lớp, chi đoàn

Và nỗi lo, nỗi sợ của các bậc phụ huynh trước giải đấu đã được hóa giải nhẹ nhàng như thế.

Mặc dù được nói là “ngoại đạo”, lại không có lợi thế về thể hình nhưng thầy đã chinh phục những trái tim yêu thể thao và con mắt nhà nghề của các huấn luyện viên, lọt vào mắt xanh của các ông bầu bằng sự chuyên nghiệp trong tổ chức, sự khéo léo nhanh nhẹn kỹ chiến thuật cá nhân, tinh thần đồng đội trong thi đấu.

Một suất đá chính trong đội hình Sở giáo dục Đào tạo tham dự giải bóng đá năm 2003 là minh chứng rõ nét cho việc này.

Trong mắt đồng nghiệp và học trò, thầy là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, một cán bộ Đoàn trẻ tiêu biểu đã được bằng khen về sáng kiến khởi nghiệp và nhiều sáng kiến cải tiến được công nhận hiệu quả, có tính ứng dụng cao trong phạm vi trường, huyện, tỉnh.

Những tiếng hò reo trên sân vận động sau mỗi giờ học hay mỗi giờ chơi với các hoạt động thi đấu tập thể, bất phân thắng bại của liên quân nam-nữ các lớp, chỗ nào thi đấu thể thao chỗ đó ít nhiều mang dấu ấn của thầy. Chuẩn bị sẵn sàng cho các đội, thầy lại lui về hậu trường và lúc này đam mê nhiếp ảnh đã giúp thầy lưu lại cho học trò, đồng nghiệp những khoảnh khắc vô cùng ấn tượng, đáng nhớ để lại những kỷ niệm sâu đậm trong lòng học trò. Thầy thực là Idol trong lòng bao thế hệ học trò.

Người con ân nghĩa của quê hương

Trở về giữa yêu thương của bà con quê hương, thầy Hoàng Nam Ninh mộc mạc, giản dị chân tình. Tạm gác lại những bài giảng, những giờ nghiên cứu trong phòng hóa học, thầy trăn trở con em quê hương ngày nghỉ, ngày hè chơi gì cho lành mạnh, đoàn kết, phát triển kỹ năng, hình thành thái độ sống tích cực, tránh xa các tệ nạn xã hội. Thầy cố vấn hoạt động cho đoàn thanh niên địa phương, phối hợp với anh em cũng tâm huyết chọn thể thao để gắn kết tình quê. Nhiều giải đấu các cấp độ, nhiều hoạt động văn hoá tại địa phương có bàn tay chăm lo, xây dựng của thầy mà thành nề nếp. Ai tham gia được thì nhiệt tình đăng ký ai không tham gia được thì cổ vũ, đăng ký cho con em rồi ủng vật chất tinh thần, góp công góp sức san sân làm mặt bằng. Nguồn kinh phí còn lại sau giải đấu lại được sử dụng để các vận động viên tham gia học tập trải nghiệm báo công với Bác Hồ kính yêu.

Không chỉ tình yêu với xóm làng quê hương, thầy Hoàng Nam Ninh còn trách nhiệm với cộng đồng lớn hơn. Hẳn các anh chị em công nhân và người dân khu công nghiệp Vân Trung sẽ không quên được hình ảnh người chiến sĩ thầm lặng Hoàng Na Ninh trong đại dịch Covid 19 mà Vân Trung Việt Yên là ổ dịch lớn. Vượt qua những nỗi sợ lây nhiễm, phơi nhiễm, thầy xông pha vào tâm dịch với tâm thế sẻ chia giúp đỡ khi mình còn có thể. Lọt thỏm trong bộ quần áo bảo hộ, mồ hôi túa ra giữa cái nắng tháng 5 oi bức,  gương mặt rạm nắng nhưng nụ cười thì hân hoan thường trực khi làm “nhịp cầu nhân ái” chuyển những chuyến hàng cứu trợ tới bà con nhân dân, công nhân khu vực cách ly. Số tiền ủng hộ không hề nhỏ, số hàng không hề ít, các tấm lòng thiện nguyện từ những người thân quen cho đến người lạ họ đến với thầy, chọn thầy làm cầu nối bởi hành động “từ trái tim đã chạm tới trái tim” mà thôi.

Ấy vậy mà như khi bảo thầy viết báo cáo thành tích thầy lại xua tay “việc nhỏ ấy mà, mình còn có sức khỏe, có điều kiện, có phương tiện, việc làm này đã thấm gì với các ý bác sỹ nơi tuyến đầu”.Thoăn thoắt cùng anh em phân phát tiền hàng, lương thực tới tay người thực sự cần, thầy lại xung phong vào trận chiến hỗ trợ lấy máu xét nghiệm, nhập dữ liệu covid…

Không có một tình yêu tình thương xuất phát từ tấm lòng hẳn sẽ không làm được những việc thầy cho là nhỏ bé ấy. Giữ an toàn cho mình lúc Covid đã là một sự đóng góp vào thắng lợi chung rồi. Giữ an toàn cho mình, cho gia đình lại góp công sức bằng những hoạt động thiết thực cụ thể theo sức của mình, hành động ấy đáng trân trọng biết bao.

Tới tình yêu quê hương đất nước bằng những trải nghiệm

Không chỉ học trò mà cả đồng nghiệp luôn háo hức theo dõi những chuyến đi xuyên Việt của thầy mỗi dịp hè. Khám phá những vùng đất mới, tìm hiểu những nền văn hóa mới, thầy yêu quê hương đất nước theo cách của mình. Khám phá trải nghiệm và trân trọng mỗi khi có dịp và mỗi năm ít nhất một hai lần thầy cùng anh em đồng đội, các con, cháu lựa chọn rất nhiều tỉnh thành trên mảnh đất hình chữ S làm điểm đến. Có thể là 10 ngày, 15 ngày hoặc cả tháng trải nghiệm chắc chắn đã cho thầy một vốn sống, một hiểu biết phong phú về ẩm thực về văn hóa về con người về mỗi vùng đất thầy đặt chân. Và thầy lại truyền điều đó cho học trò trong mỗi bài giảng như một sự giáo dục tình yêu quê hương đất nước: “đi để học, để trải nghiệm bằng thực tế để biết quê hương mình đất nước mình xinh đẹp lắm, phong phú lắm”

Đúng là không có đam mê và trách nhiệm sẽ không có được những kết quả như thế

Với những cống hiến không mệt mỏi, thầy Hoàng Nam Ninh đã nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi, hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ, được nhận Bằng khen của BCH Đoàn tỉnh Bắc Giang trong Cuộc thi “Sản phẩm thanh niên khởi nghiệp” tỉnh Bắc Giang năm 2019, Giấy khen của Giấy khen của Công đoàn giáo dục tỉnh Bắc Giangthành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2021 – 2022, bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh Bắc giang năm 2022-2023, Danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm liền cùng bằng khen của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo năm 2022-2023. Năm học 2023-2024, thầy được tín nhiệm bầu giữ chức phó bí thư Đoàn trường. Đây là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để thầy thể hiện nhiệt huyết của tuổi trẻ, truyền lửa đam mê tới thế hệ trẻ nhà trường.

Thành tích mà thầy Hoàng Nam Ninh đạt được trong những năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị kỹ năng cho học sinh tại trường PTTH Lý Thường Kiệt.

Một mùa một mùa tri ân thầy cô lại đến, chúc cho thầy Hoàng Nam Ninh luôn tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ lan tỏa tình yêu hóa học, tình yêu thể thao, đam mê nhiếp ảnh, tình yêu quê hương đất nước đến mỗi thế hệ học trò.

                                                                     Tháng 10 năm 2023

 

                                                                          Tổ Ngoại ngữ

CÔ GIÁO PHAN THỊ HIẾN - TẤM GƯƠNG NỮ NHÀ GIÁO TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

|
查看数次:

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp”.  Đặc biệt đối với nghề giáo, Bác đã dạy: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” . Thấm nhuần tư tưởng đó của Bác Hồ kính yêu, giáo viên trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt đều phấn đấu không mệt mỏi, không ngừng tu dưỡng hoàn thiện bản thân với cùng một suy nghĩ: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Một trong những tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo đó là cô giáo Phan Thị Hiến.

Cô giáo Phan Thị Hiến sinh năm 1982, là một cô giáo trẻ và xinh xắn. Với dáng người mảnh mai, khuôn mặt thanh tú, đôi mắt sáng, nụ cười rất tươi và cách nói chuyện đầy thân thiện, ai được tiếp xúc với cô cũng đều yêu mến. Cô là giáo viên môn Lịch Sử, kiêm tổ trưởng tổ Xã hội - trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là nữ giáo viên tiêu biểu, gương mẫu, tiên phong trong mọi phong trào, hoạt động công tác của nhà trường.

 

 

Sinh ra và lớn lên tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang -  một vùng đất  giàu truyền thống hiếu học, ngay từ nhỏ, cô giáo Phan Thị Hiến đã mơ ước trở thành một giáo viên giỏi, một người công dân có ích cho xã hội. Năm 2005, cô tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội và về công tác tại trường THPT Mỏ Trạng huyện Yên Thế. Từ năm 2016 cô về gắn bó với ngôi trường THPT Lý Thường Kiệt. Cô đã bén duyên với nghề giáo hay nghề đã chọn cô, một người yêu những tâm hồn trong trẻo, yêu những nụ cười hồn nhiên, khát khao được cống hiến, được trồng người.

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, lòng yêu nghề, yêu học sinh, khao khát được cống hiến, được thắp lửa cho học trò, cô đã luôn miệt mài trăn trở với nghề, không ngừng học hỏi, tìm tòi và vận dụng sáng tạo những phương pháp dạy học tích cực; ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để thu hút, lôi cuốn học sinh giúp các em tiến bộ, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch Sử của nhà trường. Các phương pháp của cô đều tập trung khơi gợi sự sáng tạo, ham học của các em học sinh, giúp các em phát triển toàn diện về cả năng lực và phẩm chất. Nhiều năm liên tục cô được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch Sử. Năm nào cô cũng có học sinh đạt giải cấp tỉnh, nhiều năm đạt giải Nhì, giải Ba và nhiều giải Khuyến khích….Nhờ những đóng góp của cô trong công tác ôn thi TNTHPT mà kết quả thi tốt nghiệp môn Lịch Sử của trường THPT Lý Thường Kiệt nhiều năm liền đứng trong Top 10 của tỉnh.

Không chỉ là một giáo viên dạy giỏi mà cô giáo Phan Thị Hiến còn được biết đến là một Tổ trưởng gương mẫu và đầy nhiệt huyết. Cô đã được các cấp lãnh đạo tin cậy, được các giáo viên trong tổ rất tín nhiệm. Với phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực sẵn có cộng thêm sự nhiệt tình, năng nổ, cô Hiến đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng tổ Xã hội nhiều năm liền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Với những nỗ lực không ngừng của bản thân, cô đã được công nhận là Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh chu kì 2020  – 2024;  hai năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; hai lần nhận giấy khen của chủ tịch UBND Huyện Việt Yên; năm học 2019 – 2020 cô được nhận Bằng khen của chủ tịch Tỉnh Bắc Giang và nhiều thành tích khác…

 Là giáo viên, cô như người mẹ thứ hai, luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu từng học sinh để động viên khích lệ kịp thời, khiến các em thêm yêu trường, yêu lớp. Rất nhiều học trò của cô đã trở thành những người con ngoan, trò giỏi. Nhắc đến cô, phụ huynh và học sinh  nào cũng nhớ đến với lòng biết ơn và cảm phục một nhà giáo trẻ có tâm với nghề.

Có thể nói, cô giáo Phan Thị Hiến đã truyền cho lớp đoàn viên trẻ nói riêng và tất cả những người giáo viên như tôi ngọn lửa của sức trẻ, của niềm đam mê, nhiệt huyết và bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn. Đất nước cần lắm những tấm gương như cô Phan Thị Hiến để vươn cao, vươn xa, để bước tới đài vinh quang cùng sánh vai với các cường quốc năm châu.

Bùi Thị Lan Phương – Tổ Xã Hội

CÔ PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐẦY TÂM HUYẾT CỦA CHÚNG TÔI

|
查看数次:

Có câu nói như thế này: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” (William A. Warrd). Đối với tôi, cô giáo Dương Thị Minh Hải – Phó hiệu trưởng trường THPT Lý Thường Kiệt là người thầy vĩ đại trong lòng những giáo viên trẻ như chúng tôi. Cô luôn gương mẫu trong mọi phong trào hoạt động với lòng yêu nghề, yêu trò, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp trồng người. Cô thực sự là một tấm gương Đảng viên, một cán bộ quản lý gương mẫu, một người đồng nghiệp đáng kính, một người thầy truyền cảm hứng.

Cô Hải, người được mọi người kính trọng và yêu mến gọi cô với hai tiếng thân thương - “bà nội”, vì cô cũng đã ở độ tuổi sắp về hưu, và cô cũng lên chức bà nội trong gia đình. Cô đã ngoài 50 tuổi nhưng dáng người cô vẫn rất đẹp, mái tóc điểm xuyết những sợi bạc nhưng đặc biệt ánh mắt và nụ cười của cô vẫn nhiệt huyết như cô lúc còn trẻ. Giọng nói của cô lúc nhẹ nhàng khoan thai, lúc lại đanh thép hùng hồn khiến cho tôi lúc đầu được làm việc cùng cô còn hơi sợ và rụt rè. Thế nhưng bằng những hành động, cử chỉ, lời nói truyền cảm hứng của cô mà tôi cảm thấy mình cần phải cố gắng thật nhiều để có thể dạy dỗ các em học sinh trở thành chủ nhân tương lai của đất nước, tôi chợt nhớ đến những vần thơ khi nghĩ về cô.

                                         Người mang ánh sáng soi đời trẻ,

                                        Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

                                        Đò đến vinh quang nơi đất lạ,

                                        Cám ơn người đã lái đò hay!

                                        Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

                                       Người đã giúp trò vượt đắng cay!        

 

(Ảnh cô Dương Thị Minh Hải đọc thư của Chủ tịch nước gửi ngành GD&ĐT nhân ngày khai giảng năm học 2023 – 20024)

Cô đã có hơn 30 năm cống hiến trong ngành giáo dục. Cả thanh xuân và nhiệt huyết của cô đã gắn bó với ngôi trường THPT Lý Thường Kiệt đầy kỉ niệm thân thương. Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, không chỉ có chuyên môn vững vàng, mà cô còn luôn quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Cô luôn thấu hiểu hoàn cảnh gia đình từng học sinh, do vậy các học sinh lớp cô chủ nhiệm đều ngoan ngoãn, đạt nhiều thành tích cao. Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, cô luôn tìm tòi, nghiên cứu những tài liệu hay, cách làm bài hiệu quả, vì thế nhiều năm cô đã  có học sinh đạt giải Nhất, Nhì trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Văn.

Tôi còn nhớ rất rõ, trong kỳ Đại hội Chi đoàn giáo viên, cô Hải đã rất tận tình chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy, chủ nhiệm trước đây của cô. Cô truyền đạt cho chúng tôi phải làm sao để giảng bài có sức hút, phải làm sao để có kỹ năng giảng dạy đặc biệt là thi giáo viên dạy giỏi đạt kết quả cao, phải làm thế nào để mang lại cho các em học sinh đội tuyển đầy ắp những tri thức để các em bình tĩnh bước vào cuộc thi. Tôi đặc biệt bị lôi cuốn bởi ánh mắt tràn đầy nhiệt huyết của cô và giọng nói nhẹ nhàng ấm áp mà đi sâu vào tâm trí tôi. Cô đã truyền cho tôi nguồn năng lượng vô tận đối với nghề, với học trò thân yêu.

Khi đã là Phó hiệu trưởng nhà trường, cô vẫn luôn có cách ăn mặc giản dị, những bước chân của cô vẫn nhanh thoăn thoắt. Cô luôn luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công việc quản lí của mình. Khi chúng tôi có những thắc mắc, tình huống khó giải quyết, cô lại tâm sự rất nhẹ nhàng, tình cảm và chỉ bảo chúng tôi rất tận tình, ân cần. Trên cương vị cao, cô vẫn không ngừng học tập, tích cực tham gia các hoạt động do cấp trên phát động. Nhiều năm liền, cô là cộng tác viên thanh tra chuyên môn, giám khảo các  hội thi “Giáo viên dạy giỏi”, “Giáo viên chhủ nhiệm  giỏi”…  Cô luôn động viên các cán bộ giáo viên nhà trường tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn, cô luôn định hướng vận dụng linh hoạt những điểm mới, điểm sáng tạo, phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh có cơ hội được thể hiện bản thân, phát triển năng lực và phẩm chất.

Bên cạnh các hoạt động về chuyên môn, cô cũng rất sát sao, linh hoạt trong việc chỉ đạo các hoạt động Đoàn, hoạt động trải nghiệm rèn kỹ năng sống của nhà trường. Nhà trường luôn là lá cờ đầu trong huyện về các phong trào cho học sinh. Cô đã chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt dưới cờ, các nội dung tuyên truyền, … Có những cuộc thi tài năng, năng khiếu được diễn ra thật sôi nổi, cuốn hút, qua đó biết bao học sinh đã bộc lộ được năng khiếu hát, múa, biểu diễn thời trang… qua các cuộc thi.  Không chỉ vậy, vào ngày Đại hội Đoàn trường, Cô đã gây bất ngờ với các em học sinh và các Đoàn viên giáo viên với phần trình diễn ca khúc “Cây đàn sinh viên”. Trông cô lúc ấy như vẫn còn đang 20, độ tuổi hoạt động Đoàn đầy nhiệt huyết, đầy năng lượng. Tôi như được cô tiếp thêm sức mạnh để có thể tham gia nhiều hoạt động hơn nữa.

 

(Ảnh cô Hải trong ngày Đại hội Đoàn trường THPT Lý Thường Kiệt)

Cô Hải không chỉ là một người thầy đáng kính trên trường học, mà còn là một người cô, một người đồng nghiệp, một người bạn trong cuộc sống thường ngày. Cô rất vui vẻ, hòa đồng, gần gũi với mọi người. Trong những dịp đi tham quan học hỏi, cô luôn là người tràn đầy năng lượng, mang đến những tiếng cười cho các em, các cháu.

Cô Hải - “bà nội” - cô không những là người cô giáo của bao thế hệ học trò xuất sắc, mà cô còn là cô giáo của chúng tôi, những giáo viên thế hệ sau cô, chúng tôi sẽ luôn học tập noi theo gương của cô và đầy năng lượng, đầy nhiệt huyết để cống hiến với nghề, tận tâm, tận trí, tận lực để đưa dạy dỗ các thế hệ học trò trở thành người công dân tốt trong xã hội. Chúng tôi sẽ cố gắng để ngôi trường THPT Lý Thường Kiệt sẽ là niềm vinh dự và tự hào của các thầy cô, các học trò và của nhân dân nơi đây.

 

Sắp tới ngày 20 tháng 11 - Ngày Hiến chương các Nhà giáo, tôi xin kính chúc các thầy cô giáo sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc; chúc các thầy cô luôn luôn vững tay chèo đưa các học trò tới bến bờ tri thức. Chúc các thầy cô gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.

                                    Việt Yên, tháng 10 năm 2023

Tác giả: Nguyễn Thuý Hạnh- giáo viên toán- trường THPT Lý Thường Kiệt.

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2023

|
查看数次:

        Thực hiện sự chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn  trường THPT Lý Thường Kiệt long trọng tổ chức kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10/1930 - 20/10/2023. Về dự với chương trình kỷ niệm có sự hiện diện của các đồng chí trong BGH nhà trường: Đồng chí Nguyễn Hồng Phúc –BTCB, Hiệu trưởng nhà trường, Đồng chí Trần Hữu Hiền – Phó Hiệu trưởng nhà trường, Đồng chí Dương Thị Minh Hải -Phó Hiệu trưởng nhà trường, Cùng với sự có mặt đông đủ của toàn thể các đồng chí là cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và 1151 học sinh toàn trường.

Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng, ấm cúng từ 7h đến 8h50 ngày 20/10/2023. Mở đầu buổi lễ là các tiết mục văn nghệ chào mừng do các thầy cô và các em học sinh trong đội văn nghệ nhà trường biểu diễn. Tiếp theo đồng chí Chu Thị Minh Huệ - Phó chủ tịch Công đoàn nhà trường lên ôn lại truyền thống vẻ vang của ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

       Trong không khí trang trọng của buổi lễ, đồng chí Nguyễn Hồng Phúc – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, đại diện Ban nam công nhà trường lên phát biểu và tặng hoa chúc mừng toàn thể các giáo viên, nhân viên nữ và các em học sinh nữ của nhà trường.

      Thực hiện kế hoạch thi đua tháng 10, chào mừng thành công ĐH Đoàn trường nhiệm kỳ 2023-2024, chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10, Đoàn trường đã tổ chức giải kéo co cấp trường năm học 2023-2024.

        Trong khuôn khổ buổi lễ, đồng chí Nguyễn Hồng Phúc –Bí thư CB, Hiệu trưởng nhà trường, đồng chí Dương Thị Minh Hải- Phó Hiệu trưởng nhà trường và Cô Nguyễn Thị Liên –Bí thư đoàn trường lên trao giải cho các đội thi đạt giải và các cá nhân đạt Huy chương trong Hội Khỏe Phù Đổng Tỉnh Bắc Giang lần thứ X năm học 2023-2024:

1.    Học sinh Bùi Tá Thành giành 01 Huy chương Vàng và 01 Huy chương Đồng

2.    Học sinh Nguyễn Cao Cường giành Huy chương Đồng

3.    Học sinh Nguyễn Văn Long giành Huy chương Đồng

4.    Học sinh Nguyễn Thị Ngọc Linh giành Huy chương Đồng

         Tiếp theo là Hội thi cắm hoa nghệ thuật dành cho các thầy cô và các chi đoàn học sinh đã được diễn ra tại sân trường. Hội thi có sự góp mặt của 27 chi đoàn học sinh và 6 tổ bộ môn của các thầy cô tham gia với những tác phẩm là lẵng hoa, giỏ hoa… được cắm nghệ thuật thay lời yêu thương gửi đến các bà, các mẹ, các chị, các em nữ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam.

          

        Hội thi diễn ra thành công tốt đẹp. Đại diện Đoàn thanh niên và BCHCĐ nhà trường đã trao giải thưởng cho các tập thể có sản phẩm đạt giải. Đây là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam.

           Song song với các hoạt động phong trào, Công Đoàn nhà trường cũng phối hợp với các tổ chuyên môn tổ chức hội giảng chào mừng 20/10. 100% các tổ chuyên môn đều tham gia Hội giảng với các giờ dạy chất lượng. Các tiết học đều được chuẩn bị công phu, chu đáo từ khâu thiết kế bài đến tổ chức các họat động học tập, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đa dạng, linh hoạt và sáng tạo phù hợp với từng đối tượng học sinh theo định hướng phát triển năng lực đồng thời kết hợp các kĩ thuật dạy học hiện đại đã khơi dậy được tinh thần học tập hăng say, sôi nổi, chủ động ở mỗi học sinh. Hội giảng cũng là dịp để các cán bộ giáo viên học hỏi lẫn nhau, chia sẻ những kinh nghiệm hay, những bài giảng tốt thể hiện niềm đam mê với nghề cũng như trách nhiệm và vinh dự khi đứng trên bục giảng.

 

        “Thi đua là yêu nước. Yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Kết thúc đợt Hội giảng chào mừng 20/10 năm nay, tinh thần thi đua “ Dạy tốt, học tốt” của thầy và trò nhà trường ngày càng được lan tỏa, hứa hẹn một năm học nhiều thắng lợi mới.

Portal Newspublisher Portal Newspublisher

Tại Hội trường Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bắc Giang, ngày 25 tháng 4 năm 2024 đã diễn ra Hội thi “Tiếng hát nhà giáo, người lao động ngành Giáo dục tỉnh...
Cúm A là mội loại cúm mùa, có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Trường THPT Lý Thường Kiệt vừa chính thức triển khai giảng dạy thể nghiệm môn Giáo dục địa phương cho lớp 12, một bước đi mới theo hướng chỉ đạo của Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng. Chương...
Hiến máu tình nguyện là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, lòng thương yêu đồng loại “Một người vì mọi người”. Mỗi giọt máu chúng ta cho đi đều mang theo niềm...

Tại Hội trường Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bắc Giang, ngày 25 tháng 4 năm 2024 đã diễn ra Hội thi “Tiếng hát nhà giáo, người lao động ngành Giáo dục tỉnh...
Cúm A là mội loại cúm mùa, có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Trường THPT Lý Thường Kiệt vừa chính thức triển khai giảng dạy thể nghiệm môn Giáo dục địa phương cho lớp 12, một bước đi mới theo hướng chỉ đạo của Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng. Chương...
Hiến máu tình nguyện là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, lòng thương yêu đồng loại “Một người vì mọi người”. Mỗi giọt máu chúng ta cho đi đều mang theo niềm...