Chi tiết tin tức Chi tiết tin tức

Tham luận với chủ đề: “Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt” tại Đại hội đoàn trường nhiệm kì 2024-2025

|
ページビュー:
Vừa qua tại Đại hội đoàn trường nhiệm kì 2024-2025 đồng chí Trịnh Thị Sinh đã có ý kiến tham luận với chủ đề: “Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt” rất sâu sắc và thiết thực.

Kính thưa Đoàn chủ tịch ! Kính thưa các quý vị đại biểu

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng kính chúc Đoàn chủ tịch, các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo  và  toàn thể các bạn đoàn viên luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Hôm nay, trong buổi Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường THPT Lý Thường Kiệt nhiệm kì 2024- 2025 , tôi rất vinh dự được trình bày ý kiến tham luận với chủ đề: “Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt”.

Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể đại hội!

Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói: “Vào khoảnh khắc mà chúng ta thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta đã thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn”. Bởi lẽ đọc sách chính là phương pháp đơn giản nhất đưa con người chúng  ta tới những chân trời mới để hiểu hơn về cuộc đời, về chính mình và thắp lên những ước mơ, khát vọng tươi đẹp.Vậy nhưng, theo thống kê mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng mới đọc sách. Trung bình một người dân VN chỉ đọc 4 cuốn/ năm; trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa; 1,2 cuốn là sách khác (trong khi đó người Nhật là hơn 10 cuốn sách/năm Singapore là 14 cuốn; Rõ ràng việc đọc sách của người Việt Nam đang ở mức thấp hơn những nước khác rất nhiều).

Thực tế cũng  cho thấy, hiện nay việc lướt web đang là nhu cầu và thú vui lớn của người Việt nói chung và HS THPT VN nói riêng. Tỷ lệ truy cập internet tăng lên rất nhanh, các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, instagram có đến hơn 10 triệu lượt truy cập mỗi ngày. Và dường như hình ảnh học sinh tĩnh lặng nghiền ngẫm trước trang sách thơm mùi giấy, thích thú tìm tòi những điều mới mẻ trong trang viết dần dần ít đi.

Vậy trước thực trạng ấy, làm thế nào để nuôi dưỡng Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho hs trường thpt Lý Thường Kiệt là một câu hỏi khiến ban giám hiệu nhà trường, đoàn thanh niên, các thầy cô quản lí thư viện cũng toàn thể thầy cô giáo và các bạn hs của trường ta vô cùng quan tâm.

tôi tin rằng chúng ta, ai cũng biết giá trị và lợi ích của việc đọc sách. Đã có nhiều người trở thành nhà học giả uyên bác nhờ đọc và nghiên cứu sách. Bác Hồ chính là một tấm gương sáng ngời về điều đó. Bởi một trong vô vàn các yếu tố tạo nên phong cách Hồ Chí Minh, đó chính là thói quen ham đọc sách báo và tự học suốt đời của Người.

Không chỉ vậy, ngay chính bên cạnh chúng ta đây, hình ảnh những thầy giáo cô giáo trường thpt LTK ngày đêm say sưa bên trang sách cũng là tấm gương gần gũi, thiết thực đang hàng ngày bằng mọi cách lan toả văn hoá đọc đến với mọi người. Tôi cũng thấy rất vui và tự hào khi thấy hs trường ta trong giờ ra chơi vẫn nâng niu tranh thủ đọc sách, và các em cũng sẵn sàng chia sẻ, tranh biện với giáo viên về cuốn sách mình đang tìm hiểu.

Với ý nghĩa đánh thức ,nuôi dưỡng niềm yêu thích và thói quen thói quen đọc sách cho hs trong những năm học vừa qua, đoàn thanh niên trường ta đã đẩy mạnh nhiều hoạt động tích cực như tổ chức cuộc thi tìm kiếm đại sứ văn hoá đọc ở các chi đoàn, lồng ghép việc đọc sách,nâng cao văn hoá đọc cho hs trong các tiết học Ngữ văn, tiết hoạt động trải nghiệm, mỗi  chi đoàn đều có tủ sách trong lớp học, clb sách và hành động của trường luôn hoạt động tích cực gửi đến cho các bạn hs những đầu sách hay và được các em say mê đón nhận.

Trong khuôn khổ bài tham luận của mình tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho hs trường thpt Lý Thường Kiệt’’ như sau:

 Thứ nhất 1.  Chọn sách và Phương pháp đọc

Đầu tiên, phải chọn sách những quyển sách có giá trị, sách tinh hoa, sách được nhiều người đọc và đánh giá là chất lượng cao. Chúng ta không nên đọc sách ngôn tình, sách mê tín dị đoan làm lãng phí thời gian,sức khoẻ.  sách đọc phải phù hợp với trình độ của người đọc, không đọc sách theo phong trào, mà đọc những cuốn  bản thân đang có nhu cầu trong học tập hay công việc.

Tôi rất thích câu nói của Bác: “Sách là thuốc bổ tinh thần”;

 Khi Đọc sách ta nghiền ngẫm và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào mới là vấn đề quan trọng: Bác Hồ thường đọc sách bằng phương pháp kết hợp đọc và ghi chép phân loại thông tin. Bác có thói quen khi đọc, ngón tay đưa theo dòng, mắt dõi theo, chỗ nào có ý hay, cần chú ý thì dừng tay ghi chép hoặc đánh dấu để dễ nhận biết. Chỗ nào có vấn đề chưa rõ ràng, còn nghi ngờ, Người đánh dấu chấm hỏi (?). Người luôn chú trọng đến việc ghi chép, đánh dấu, gạch chân, đóng khung và thậm chí cắt dán.

Theo tôi, đây là một phương pháp đọc hiệu quả, dễ dàng thực hiện và chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng.

Thứ 2. Để nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách

Với cá nhân và gia đình: Tạo tủ sách trong nhà, tạo môi trường tốt cho việc đọc, hình thành thói quen đọc sách, yêu thích sách cho con trẻ, cùng con đi nhà sách, mua sách; để sách trở thành món quà, thành phần thưởng cho trẻ nhỏ.

Với lớp chủ nhiệm: Ngoài việc tham gia các hoạt động chung về phát triển văn hoá đọc trong trường gvcn có thể tham khảo thiết kế các hoạt động như:

- Giới thiệu sách hay: mỗi khi có 1 thành viên trong lớp đọc được một cuốn sách hay, ý nghĩa có thể giới thiệu với cả lớp, người giới thiệu nhiều cuốn nhất sẽ được khen thưởng .

- Xây dựng và đổi mới sách trong “Tủ sách lớp học” : thường xuyên bổ sung các đầu sách mới, phù hợp với các khối lớp và  nhu cầu đọc sách của học sinh phổ thông để các em dễ dàng tìm được sách đọc khi cần tra cứu, tham khảo ngay trên lớp.

- Khuyến khích các em tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu về sách như thi giới thiệu sách, đại sứ văn hoá đọc tham gia các hội sách khi có cơ hội.

Và quan trọng hơn cả, bản thân mỗi giáo viên phải là người truyền cảm hứng đọc sách cho hs của mình. Giáo viên không chỉ truyền tải bằng lời nói như “Em đọc sách đi, đọc sách tốt lắm…” mà cần phải thể hiện bằng những hành động thiết thực. Bản thân tôi đã giới thiệu với các em những cuốn sách truyền cảm hứng phù hợp với học sinh cấp 3 những cuốn sách hay để các em tìm đọc; giới thiệu cho hs về ngày hội sách kí lô trên tp Bắc giang, hoặc hội sách bên tp Bắc Ninh,  chia sẻ thông tin về những hiệu sách mới, bổ ích hay cả những hiệu sách cũ nơi có thể sưu tầm được những cuốn sách quý để các bạnn có nhiều sự lựa chọn cho việc đọc sách của mình.

Với nhà trường:Theo tôi:

- Mỗi thầy cô giáo cần phải là một tấm gương về việc đọc sách

- Phát huy tối đa vai trò của thư viện, không để “Thư viện vắng bóng học sinh miệt mài đọc sách.

- Thiết kế không gian phòng đọc sách sinh động phù hợp với tâm lí học sinh, đưa ra các chỉ tiêu thi đua và khen thưởng cụ thể cho mỗi chi đoàn về việc đọc sách trong thư viện.

Trên đây là những ý kiến cá nhân của tôi, có thể còn nhiều thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự chỉ đạo đóng góp từ cấp trên và các bạn đoàn viên để bản tham luận của tôi hoàn thiện hơn.Thay lời kết, chúc cho mỗi bạn quan tâm đến sách: Có thêm nhiều sách,thêm nhiều  nguồn tin hay để đọc và lan toả  được niềm đam mê đọc sách mỗi ngày. Cuối cùng, một lần nữa, tôi xin kính chúc Đoàn chủ tich, quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn đoàn viên luôn mạnh khỏe , thành đạt.

Chúc Đại hội Đoàn trường thành công tốt đẹp! Tôi xin trân trọng cảm ơn !

 

Portal Newspublisher Portal Newspublisher

Thực hiện chương trình công tác tháng 12 năm 2024 của Trường THPT Lý Thường Kiệt; Căn cứ các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm...
Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam cho học sinh Nhân kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024); n hằm...
Tháng 12 năm 2024 đánh dấu một mốc son lịch sử quan trọng – kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN). Đây...
/documents/83650/83700/1732677697737_257+Tho%CC%82ng+ba%CC%81o+mo%CC%9B%CC%80i+ba%CC%81o+gia%CC%81+ha%CC%80ng+hoa%CC%81+-_signed_signed_signed.pdf/87dabb3a-dac7-496d-8611-3bf49aa47ffb
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, văn hóa luôn giữ vị trí trung tâm, là hồn cốt và động lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của đất nước. Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền...

Thực hiện chương trình công tác tháng 12 năm 2024 của Trường THPT Lý Thường Kiệt; Căn cứ các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm...
Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam cho học sinh Nhân kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024); n hằm...
Tháng 12 năm 2024 đánh dấu một mốc son lịch sử quan trọng – kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN). Đây...
/documents/83650/83700/1732677697737_257+Tho%CC%82ng+ba%CC%81o+mo%CC%9B%CC%80i+ba%CC%81o+gia%CC%81+ha%CC%80ng+hoa%CC%81+-_signed_signed_signed.pdf/87dabb3a-dac7-496d-8611-3bf49aa47ffb
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, văn hóa luôn giữ vị trí trung tâm, là hồn cốt và động lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của đất nước. Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền...