Chi tiết tin tức Chi tiết tin tức

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THÔNG QUA HÌNH THỨC MUA BÁN NHÀ ĐẤT

|
Lượt xem:

1. Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mua bán nhà đất

- Thủ đoạn sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) giả đã được công chứng để lừa đảo

Đầu tiên, bọn chúng làm giả GCNQSDĐ, rồi đem công chứng tạo lòng tin đối với người mua để dễ dàng chuyển nhượng. Trong khi, Văn phòng công chứng chỉ có chức năng kiểm tra thông tin trong GCNQSDĐ và tình trạng thửa đất (tranh chấp, kê biên, thế chấp...) mà không có trách nhiệm hay khả năng chuyên môn nghiệp vụ để xác nhận GCNQSDĐ là thật hay giả. Lợi dụng điểm này, bọn tội phạm dễ dàng qua mắt Văn phòng công chứng và người mua để chiếm đoạt tài sản.

- Thủ đoạn một mảnh đất bán cho nhiều người

Hình thức này thường được các đối tượng lừa đảo sử dụng ở những mảnh đất, ngôi nhà đang đợi làm thủ tục chuyển đổi, ra sổ, đợi đền bù… Vì chưa có giấy tờ, không thể mua bán qua công chứng, nên hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng giấy tờ viết tay. Với một mảnh đất, các đối tượng lừa đảo sẵn sàng viết giấy bán cho bất kì người nào muốn mua vì ham rẻ hoặc nhẹ dạ, cả tin; sau khi nhận được tiền bọn chúng sẽ “cao chạy xa bay”. Không chỉ với bất động sản chưa có giấy tờ, một số trường hợp nhà đất có giấy tờ chủ quyền cũng xảy ra tình trạng lừa đảo này.

- Thủ đoạn bán nhà đất không thuộc sở hữu

Trước tiên, đối tượng lừa đảo giả danh người mua nhà, liên hệ với người đang có nhu cầu chuyển nhượng, yêu cầu cho xem sổ đỏ rồi xin bản photocopy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Sau đó, thông qua mạng xã hội Facebook, chúng thuê người làm giả GCNQSDĐ với đầy đủ thông tin chủ đất thực tế. Tiếp theo, đối tượng tìm người mua hoặc cho vay có thế chấp với số tiền lớn rồi thuê người đóng giả vợ chồng chủ đất ra văn phòng công chứng ký hợp đồng ủy quyền hoặc hợp đồng chuyển nhượng để chiếm đoạt tiền; có trường hợp, vì nhiều lý do, đối tượng được chủ sở hữu giao quản lý GCNQSDĐ; đối tượng sau đó đã tự nhận là chủ sở hữu và rao bán nhà đất đó, người mua thấy GCNQSDĐ thật, tin tưởng đặt cọc giao tiền.

- Thủ đoạn dàn cảnh nhiều người tranh mua nhà đất nhằm đẩy giá bán lên cao

Đây là chiêu tạo thị trường mà chủ nhà hay cò đất dựng nên khi thấy người mua có vẻ ưng ý căn nhà hay thửa đất rồi nhưng còn phân vân, lưỡng lự về giá. Để thực hiện màn kịch này, người bán sẽ thuê vài người giả làm người đi xem nhà và sẵn sàng đề xuất trả giá cao hơn bạn. Nhiều người tranh mua sẽ khiến người mua cảm thấy căn nhà hay thửa đất này chắc có tiềm năng hoặc vị trí phong thủy lắm… Thấy vậy, người mua sẽ quyết định mua ngay, vô hình đã “sập bẫy” của bọn chúng.

- Thủ đoạn lừa đảo mua bán nhà đất bằng cách lợi dụng sự tín nhiệm

Đây là hình thức lừa đảo khi chủ sở hữu nhà đất có nhu cầu vay tiền nhưng do có tín dụng xấu nên bắt buộc phải nhờ người khác đứng ra vay giúp. Lợi dụng lòng tin của chủ sở hữu, đối tượng được nhờ buộc chủ sở hữu phải làm hợp đồng mua bán nhà đất để làm cam kết tạm thời hoặc dùng tài sản đó thay chủ sở hữu vay tiền của ngân hàng. Sau khi được chủ sở hữu uỷ quyền, đối tượng liền thực hiện thủ tục mua bán để chiếm đoạt hoặc vay ngân hàng nhiều hơn số tiền chủ sở hữu nhờ vay; dẫn đến vượt quá khả năng chi trả và ngân hàng tịch thu bán phát mãi tài sản thế chấp của chủ nhà.

- Thủ đoạn mạo danh chính quyền, chủ đầu tư có uy tín lừa bán đất

Thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là mạo danh Công ty bất động sản có uy tín trên thị trường để thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng. Mặc dù không được chủ đầu tư ủy quyền nhưng bọn chúng tự phân lô bán nền trên những khu đất không đủ điều kiện tách thửa; tự ký hợp đồng, thu tiền để chuyển nhượng đất nền tại các dự án và các “dự án ma” do chúng tư lập. Sau khi vẽ sơ đồ phân lô thành nhiều nền đất, chúng quảng cáo trên mạng Internet để ký kết các hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chiếm đoạt tiền của khách hàng hoặc làm giả tài liệu của Cơ quan nhà nước (như quyết định chấp nhận chủ trương, quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500, giấy phép xây dựng...) để huy động vốn trái phép bằng các hình thức thu tiền để giữ chỗ, ưu tiên vị trí, đặt cọc, mua nhà đất hình thành trong tương lai nhằm chiếm đoạt tiền của người mua.

- Thủ đoạn quảng cáo một đằng, bán đất một nẻo

Đối tượng lợi dụng sự cả tin của khách hàng để bán không đúng loại đất, chẳng hạn bán đất ở nhưng thực chất là đất nông nghiệp, đất đang đợi chuyển đổi mục đích sử dụng, đất vườn...

2. Để tránh bị lừa đảo, Công an tỉnh Bắc Giang khuyến cáo

- Người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi giao dịch, tránh bị đối tượng xấu lừa đảo dẫn đến mất tài sản; cần chủ động tìm hiểu kĩ thông tin, pháp lý của ngôi nhà, thửa đất trước khi giao dịch đặt tiền cọc.

- Việc ký kết hợp đồng đặt cọc nên tiến hành tại Văn phòng Công chứng; đọc, nghiên cứu kỹ những điều khoản ràng buộc mua- bán.

- Khi phát hiện các bất thường trong giao dịch mua bán nhà đất hoặc nghi ngờ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác bị làm giả, cần báo ngay Công an xã, phường gần nhất và thu thập các tài liệu thông tin liên quan, cung cấp Cơ quan công an để xử lý./.

Danh sách tin tức Danh sách tin tức

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nâng cao kiến thức và kỹ năng về PCCC&CNCH cho cán bộ, giáo viên, học sinh, đồng...
Căn cứ Công văn hướng dẫn số 54/CV-CĐGD ngày 23/02/2024 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục tỉnh định hướng công đoàn cơ sở về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3),...
Bác Hồ từng căn dặn: “thanh niên phải là rường cột của nước nhà”, “phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ghi nhớ lời dạy của Bác, lớp lớp thể hệ...
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Công đoàn trường THPT Lý Thường Kiệt, được sự nhất trí của Chi bộ, BGH, BCH CĐ đã tổ chức chuyến tham quan học tập đầu năm với lịch trình Chùa Tây Phương- Chùa Khai...

Xem nhiều Xem nhiều

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nâng cao kiến thức và kỹ năng về PCCC&CNCH cho cán bộ, giáo viên, học sinh, đồng...
Căn cứ Công văn hướng dẫn số 54/CV-CĐGD ngày 23/02/2024 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục tỉnh định hướng công đoàn cơ sở về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3),...
Bác Hồ từng căn dặn: “thanh niên phải là rường cột của nước nhà”, “phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ghi nhớ lời dạy của Bác, lớp lớp thể hệ...
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Công đoàn trường THPT Lý Thường Kiệt, được sự nhất trí của Chi bộ, BGH, BCH CĐ đã tổ chức chuyến tham quan học tập đầu năm với lịch trình Chùa Tây Phương- Chùa Khai...

Thư viện ảnh Thư viện ảnh